ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2123/KH-UBND
|
Điện Biên, ngày 31 tháng 7 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TIẾP TỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH
ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017-2020
Căn cứ Quyết định
số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Kết luận số 01-KL/TU ngày
20/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
09-NQ/TU ngày 20/12/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) về Chương
trình Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày
14/10/2016 của HĐND tỉnh Điện Biên (Khóa XIV, kỳ họp thứ 3) về việc thông qua Đề
án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Tiếp theo Quyết định số 1430/QĐ-UBND
ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển
văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tại Tờ trình số 1246/TTr-SVHTTDL ngày 10/7/2017, UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch thực hiện Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh
Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020 với các nội
dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể các nội dung công việc thực
hiện Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn
với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
(sau đây gọi tắt là Đề án); phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề án đề
ra trong giai đoạn 2017-2020; tăng cường sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan địa phương và Trung ương trong quá trình triển khai thực
hiện.
- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm thực
hiện cho các Sở, ngành tỉnh và UBND các huyện,
thị xã, thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
2. Yêu cầu
- Bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ chủ yếu, các giải pháp tổ chức thực hiện của Đề án đã được phê duyệt.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa
phương, việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án phải có trọng tâm, trọng điểm, đảm
bảo tính khả thi và hiệu quả.
- Việc bảo tồn, phát hiển văn hóa các
dân tộc phải gắn với thực tiễn, góp phần xây dựng đời sống văn hóa và môi trường
văn hóa lành mạnh; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần thúc
đẩy du lịch phát triển bền vững.
- Phải huy động
sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong công tác bảo tồn, phát
triển văn hóa các dân tộc.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Bảo tồn di sản
văn hóa vật thể
1.1. Tiếp tục triển
khai lập hồ sơ, xếp hạng di tích và trùng tu, tôn tạo, duy tu, bảo dưỡng các
công trình, điểm di tích, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng
Hoàn thiện hồ sơ khoa học 10/45 điểm
di tích đã được xếp hạng. Từng bước lập hồ sơ khoa học cho
di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ. Hoàn thiện các bài thuyết minh,
nâng cao chất lượng công tác thuyết minh tại các điểm di tích.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018-2020.
- Tổng nhu cầu kinh phí: 600 triệu đồng, trung bình mỗi năm 200 triệu đồng,
- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện có liên
quan để thực hiện.
1.2. Tiếp tục công tác kiểm kê, lập hồ
sơ khoa học xếp hạng và trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh khác
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổng
kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh; công bố danh mục di tích và lộ trình xếp hạng
di tích.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2019-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 1.300 triệu đồng, trung bình mỗi năm 650 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để thực
hiện,
- Lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử
- văn hóa và danh lam thắng cảnh như: Khu Pú Vạp - Khu nghỉ dưỡng của Thực dân
pháp (Mường Lay), khu sơ tán Pa Ham (Mường Chà), căn cứ hoạt động của Vừ Pà
Chay (Điện Biên Đông), địa điểm tổ chức Lễ Xên Mường Thanh và một số hang động
tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2019.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 800 triệu đồng,
trung bình mỗi năm trên 200 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1.3. Sưu tầm và giới thiệu các hiện vật,
tài liệu
- Xây dựng các bộ sưu tập chuyên đề về
hiện vật, tài liệu liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 800 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 200 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai
công tác sưu tầm, bảo quản, trưng bày hiện vật về thiên nhiên, địa danh, con
người, văn hóa, lịch sử tỉnh Điện Biên, trong đó chú trọng hiện vật về các dân
tộc thiểu số.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 600 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 150 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
- Tổ chức các đợt phát động sưu tầm,
hiến tặng hiện vật, kỷ vật, tài liệu liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2018
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 150 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
- Lựa chọn các hiện vật tiêu biểu, đảm
bảo tiêu chí đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận bảo vật Quốc gia.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2019.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 100 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
- Xây dựng chương trình và triển khai
kế hoạch triển lãm, quảng bá, giới thiệu hiện vật tiêu biểu tại các tỉnh, thành
phố trên cả nước.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020,
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 520 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
- Xây dựng chuyên trang hiện vật tại
Cổng thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 120 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị
có liên quan thực hiện.
2. Bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể
2.1. Tiếp tục kiểm kê, lập hồ sơ di sản
văn hóa phi vật thể Quốc gia
- Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể
các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Thổ, Phù Lá, Sán Chay...
+ Thời gian thực hiện: Năm 2018
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 300 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
- Kiểm kê toàn diện các dân tộc: Mông,
Dao, Thái.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 300 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa
phi vật thể tiêu biểu đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia đối với các di sản tiêu biểu, đại diện của các dân tộc tỉnh
như Lễ Tù su (cúng dòng họ) của dân tộc Mông, Lễ Pang phóng của dân tộc Kháng,
Lễ Tủ cải của dân tộc Dao, Lễ Xên mường (cứng mường), Ẩm
thực dân gian dân tộc Thái, kỹ thuật đan túi của dân tộc Si La... Tham gia cùng
các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lai Châu xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia nghệ thuật
Xòe Thái đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện
nhân loại.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 1.200 triệu
đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện nơi có di sản thực hiện.
2.2. Thực hiện việc xét chọn Nghệ
nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân
- Rà soát toàn bộ các nghệ nhân lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể, thống kê danh sách và đưa vào danh mục, định kỳ
xét chọn các Nghệ nhân đủ điều kiện đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu
Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân. Tổ chức lễ trao tặng danh hiệu sau khi có
Quyết định của Chủ tịch nước.
+ Thời gian thực hiện: Thực hiện 02 đợt,
năm 2017 và năm 2019.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 330 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban thi đua Khen thưởng tỉnh)
và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
2.3. Nghiên cứu và triển khai các dự
án bảo tồn, đưa nghệ thuật trình diễn di sản Xòe vào sinh
hoạt văn hóa thường xuyên và phát huy giá tri di sản văn hóa phi vật thể Quốc
gia Nghệ thuật Xòe Thái
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 400 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 100 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
2.4. Bảo tồn tiếng nói và chữ viết của
các dân tộc
- Tiếp tục thực hiện Đề án dạy tiếng Thái và tiếng Mông cho học sinh và cán bộ, công chức, viên
chức trên địa bàn tỉnh, tập trung vào dạy và học cho chính người dân tộc thiểu
số.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 4.800 triệu
đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Giáo dục và
Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
- Sưu tầm, bảo tồn và dịch thuật, in ấn
các tài liệu chữ cổ
+ Thời gian thực hiện: Năm 2018 -
2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện:
300 triệu đồng, trung bình mỗi năm 100 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
2.5. Xây dựng và triển khai dự án bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc thù của các dân tộc đặc biệt ít người và cần
bảo tồn khẩn cấp: Tiếp tục bảo tồn một số lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Si La như: Nghệ
thuật trình diễn, ngữ văn dân gian...; bảo tồn khẩn cấp một
số di sản văn hóa của dân tộc Phù Lá như phong tục tập quán, lễ hội,...
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 800 hiệu đồng,
trung bình mỗi năm 200 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện các huyện:
Mường Nhé, Tuần Giáo, Tủa Chùa thực hiện.
3. Đầu tư, phát
huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời sống văn hóa các
dân tộc tỉnh Điện Biên
3.1. Bảo tồn, phục dựng Lễ hội Xên Mường
Thanh; Lễ Kin Pang Then của dân tộc Thái tại huyện Nậm Pồ; Bảo tồn dân ca, dân
vũ, các trò chơi truyền thống của các dân tộc thiểu số; Bảo
tồn và phát huy hoạt động chợ phiên vùng cao: Tả Sìn Thàng, Xá Nhè (huyện Tủa
Chùa), Vàng Lếch (huyện Nậm Pồ),...
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 800 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
3.2. Triển khai công tác giáo dục,
tuyên truyền di sản văn hóa cho học sinh
- Xây dựng và triển khai các chương
trình, kế hoạch công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa
tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 100 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Giáo dục và
Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có
liên quan thực hiện.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và thực
hành các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian của các dân tộc trong các hoạt
động ngoại khóa và các hoạt động sinh hoạt tập thể.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 100 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Giáo dục và
Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có
liên quan thực hiện.
3.3. Hỗ trợ phát triển nghề thủ công
truyền thống
- Duy trì nghề dệt thổ cẩm dân tộc
Thái, dân tộc Lào; nghề thêu dệt của dân tộc Mông; nghề mây, tre đan của một số
dân tộc. Hỗ trợ bảo tồn nghề đan túi từ nguyên liệu dây sắn rừng của dân tộc Si
La, nghề làm giấy truyền thống của dân tộc Mông, Dao
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 400 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 100 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
3.4. Xây dựng và triển khai dự án hỗ
trợ đầu tư bảo tồn một số bản văn hóa truyền thống, bản du lịch
- Xây dựng và triển khai dự án hỗ trợ
đầu tư bảo tồn một số bản văn hóa truyền thống để phát triển du lịch nhu: bản
Na Nát, phường Na Lay thuộc thị xã Mường Lay; bản Hua Sa A, xã Tỏa Tình thuộc
huyện Tuần Giáo; bản Pàng Dề, xã Xá Nhè thuộc huyện Tủa
Chùa; bản A Pa Chải, xã Sín Thầu thuộc huyện Mường Nhé,...
+ Thời gian thực hiện: Năm 2018-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 1.500 triệu
đồng, trong bình mỗi năm 500 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
- Hỗ trợ một số
bản văn hóa - du lịch các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ,
huyện Điện Biên.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 800 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 200 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: UBND thành phố
Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
3.5. Gắn biển tên giới thiệu các thôn
bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh: Hoàn thiện kế hoạch gắn
biển tên giới thiệu về các thôn, bản, tổ dân phố
- Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
- Tổng nhu cầu kinh phí: 13.230 triệu
đồng.
- Tổ chức thực hiện: UBND các huyện,
thị xã, thành phố.
3.6. Hỗ trợ đầu tư, phát triển Bảo
tàng tỉnh: Thực hiện lập đề cương và tổ chức trưng bày tại Bảo tàng tỉnh
- Thời gian thực hiện: Năm 2017.
- Tổng nhu cầu kinh phí: 700 triệu đồng.
- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
3.7. Phát triển Đoàn nghệ thuật tỉnh
Điện Biên trở thành Đoàn nghệ thuật Ca - Múa - Nhạc dân tộc và hiện đại
Hỗ trợ xây dựng các chương trình nghệ
thuật dân tộc đặc sắc; tăng cường sưu tầm âm nhạc dân gian truyền thống và sáng
tác mới.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
- Tổng nhu cầu kinh phí: 2.300 triệu
đồng, trung bình mỗi năm 575 triệu đồng.
- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
3.8. Tăng cường xây dựng đời sống văn
hóa thông qua các hoạt động văn hóa cơ sở
- Sản xuất và tổ chức lồng tiếng dân
tộc thiểu số phim chuyên đề và phóng sự về di sản văn hóa để phục vụ đồng bào
các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới,
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 500 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 125 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các
đơn vị có liên quan thực hiện.
- Tổ chức khảo sát, thống kê các hủ tục
lạc hậu, hỗ trợ xây dựng hương ước, quy ước, tăng cường công tác truyền đời sống
văn hóa và môi trường văn hóa.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 650 triệu đồng,
trung bình thực hiện mỗi năm trên 160 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
3.9. Tăng cường công tác quảng bá, giới
thiệu các di sản văn hóa
Tập trung khai thác và giới thiệu các
di sản văn hóa tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông
tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện
Biên
- Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020.
- Tổng nhu cầu kinh phí: 200 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 50 triệu đồng.
- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin, Truyền thông, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ và các đơn vị có liên quan thực hiện.
4. Công tác đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn, phát triển văn hóa
các dân tộc
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ như quản lý di tích, di sản văn hóa phi vật thể; kỹ năng tổ
chức hoạt động nhà văn hóa thôn bản; nâng cao nhận thức về di sản phục vụ du lịch
có trách nhiệm và marketing du lịch... cho các đối tượng là cán bộ quản lý, huấn
luyện viên, hướng dẫn viên tại các thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch trong
tỉnh, huyện và các cán bộ chuyên trách công tác văn hóa, xã hội của các xã, phường,
thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 -
2020.
- Tổng nhu cầu kinh phí: 600 triệu đồng,
trung bình mỗi năm 200 triệu đồng.
- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.
5. Các nội dung
công việc khác
Trong quá trình triển khai thực hiện
Đề án căn cứ vào tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của
Sở, ngành, đơn vị, các đơn vị chủ động xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch
phù hợp với nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu Đề
án đã phê duyệt.
6. Sơ kết, tổng kết
thực hiện Đề án
- Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực
hiện Đề án, tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án để kịp thời biểu dương, khen thưởng
các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc; kịp
thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm trong việc quản lý, phát huy giá trị văn
hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế, xã hội. Tổ chức các đoàn thanh tra,
kiểm tra giám sát việc triển khai Đề án tại các sở, ngành, địa phương.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017-2020
(sơ kết vào năm 2018, tổng kết vào năm 2020).
+ Tổng nhu cầu kinh phí: 100 triệu đồng.
+ Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị
xã và các đơn vị có liên quan thực hiện.
III. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn
2017-2020: 30.600 triệu đồng (Ba mươi tỷ, sáu trăm triệu đồng).
- Nguồn vốn: Từ các nguồn vốn Trung
ương đầu tư trên địa bàn; nguồn vốn ODA, nguồn vốn xã hội
hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan chủ trì, đầu mối thường
trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các đơn
vị liên quan triển khai Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, Đề án để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch theo định kỳ và đột xuất.
- Tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt
các dự án; hằng năm xây dựng, ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai (đối với
những nhiệm vụ được giao chủ trì triển khai thực hiện).
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan,
đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch; tích cực chủ động, nắm bắt thông tin về những thuận lợi, khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch, Đề án để kịp
thời giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết
theo quy định.
- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập
đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai Kế hoạch, Đề án tại các cơ
quan, đơn vị, địa phương có liên quan.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính và các Sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan thống nhất nội dung để
tham mưu nguồn kinh phí thực hiện Đề án trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Sở Tài chính và các Sở, ngành tỉnh, đơn vị, địa phương liên
quan cân đối các nguồn vốn đầu tư, lồng ghép với các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả nội
dung Đề án đã phê duyệt.
3. Sở Tài chính
Chủ trì tham mưu phân bổ nguồn vốn sự
nghiệp hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung công
việc có liên quan của Đề án; phối hợp các cơ quan liên
quan đề xuất với UBND tỉnh các nội dung liên quan đến chế
độ, chính sách tài chính và đầu tư trong lĩnh vực văn hóa
trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Triển khai có hiệu quả kế hoạch thực
hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học,
trung học cơ sở và chương trình đào tạo tiếng nói, chữ viết
dân tộc cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn
đến năm 2020.
- Xây dựng và triển khai chương
trình, kế hoạch công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa
tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh thông qua các chương trình chính khóa và
ngoại khóa, các hoạt động tập thể,...
5. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên
Phủ
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền việc triển khai thực
hiện Đề án và Kế hoạch triển khai Đề án để tạo sự đồng thuận trong đông đảo các
tầng lớp nhân dân.
- Tăng cường xây dựng và duy trì
chuyên mục “Di sản văn hóa tỉnh Điện Biên” trên sóng phát thanh và truyền hình
tỉnh; chuyên mục “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên”
trên báo viết và báo điện tử của Báo Điện Biên Phủ.
- Xử lý kịp thời những trường hợp
đăng, phát và xuất bản nội dung thông tin thiếu khách quan, không chính xác
trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
6. Các Sở, ngành tỉnh và các đơn vị
có liên quan
Chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân
công theo nội dung Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh phê
duyệt Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn
với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
7. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
Căn cứ các nhiệm vụ được giao, chủ động
xây dựng, ban hành Kế hoạch chi tiết; hàng năm có trách
nhiệm cân đối, bố trí vốn ngân sách triển khai thực hiện các nội dung có liên
quan trong nguồn kinh phí tự chủ; định kỳ báo cáo, đánh giá kết quả về UBND tỉnh
(qua cơ quan thường trực Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án
tiếp tục Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KT(LTA), KGVX(NĐH).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Quý
|