Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2020 về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 181/KH-UBND
Ngày ban hành 27/08/2020
Ngày có hiệu lực 27/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Phạm Văn Thủy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 181/KH-UBND

Sơn La, ngày 27 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Kế hoạch số 191-KH/TU ngày 21/01/2020 của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

- Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

- Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ bị biến dạng văn hóa cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, khu vực tái định cư của các thủy điện). Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc.

- Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Sơn La, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm: vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới.

- Văn hóa các dân tộc thiểu số là tài sản quý báu góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của văn hóa Việt Nam. Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La là bộ phận cấu thành của văn hóa vùng Tây Bắc thuộc cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số tại các điểm bố trí ổn định dân di cư tự do.

2. Yêu cầu

- Tích hợp, cụ thể hóa các chính sách, chỉ đạo của Đảng, chính phủ, tỉnh Sơn La về công tác dân tộc, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, gắn với phát triển du lịch tại địa phương

- Bảo đảm di sản văn hóa được nghiên cứu đầy đủ, khoa học để tư liệu hóa, bảo tồn và phát huy hiệu quả.

- Có sự đồng thuận của người dân, tích cực tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

- Tôn trọng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

II. NỘI DUNG VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Nội dung thực hiện

- Nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, tư liệu hóa, giới thiệu một số nghi lễ tiêu biểu; một số nghề thủ công truyền thống đặc sắc; một số loại hình nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La.

- Tổ chức truyền dạy một số loại hình nghệ thuật của các dân tộc.

- Quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa trên sóng phát thanh - truyền hình của tỉnh.

2. Lộ trình thực hiện

2.1. Năm 2021

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ