Kế hoạch 5113/KH-UBND năm 2016 triển khai các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 5113/KH-UBND
Ngày ban hành 04/11/2016
Ngày có hiệu lực 04/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5113/KH-UBND

Gia Lai, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “CÁC GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC RỪNG BỀN VỮNG VÙNG TÂY NGUYÊN NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2016-2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI.

Thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 3315/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 59-KL/TU ngày 30/8/2016 của Tỉnh ủy Gia Lai về Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, GIẢI PHÁP

1. Mục đích:

- Thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “các giải pháp khôi phục rừng bn vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” nhm bảo vệ hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện có, mở rộng diện tích rừng trồng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trên địa bàn; phấn đấu nâng cao độ che phủ của rừng đạt và vượt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra.

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc khôi phục, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh trong việc bảo vệ môi trường, gim thiểu những thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu; thu hút các nguồn lực đầu tư vào ngành lâm nghiệp; nâng cao thu nhập của lao động nghrừng và nhân dân sống gần rừng (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ); tạo nên sự gắn bó giữa tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư với rừng; phấn đấu đến năm 2020, 100% diện tích rừng của tỉnh đều có chủ.

2. Yêu cu:

- Việc triển khai phải được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ từ tỉnh, huyện, xã; với sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác khôi phục, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu trong khu vực.

3. Một số giải pháp chủ yếu:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 3680/KH-UBND ngày 14/11/2011 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 1685/2011/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Kế hoạch số 1998/KH-UBND ngày 29/6/2012 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân bng nhiều hình thức như: xây dựng các phong trào không sử dụng các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên mà không có nguồn gốc hợp pháp; sự cần thiết phải gìn giữ rừng trong cuộc sống thông qua các chương trình văn hóa, văn nghệ, qua hệ thng truyn thông.

- Tạo mọi cơ chế thuận lợi để tất cả các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán nhằm nâng cao diện tích, chất lượng, độ che phủ rừng; phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

- Sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên rừng (nhất là đất đai, nguyên liệu gỗ) trong phát triển kinh tế, xã hội nhằm làm giảm áp lực xâm hại đến rừng; khuyến khích việc sản xuất, cung ứng các loại vật liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản, các công trình dân sinh trong cộng đồng.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, đơn vị; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện thường xuyên và liên tục công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả:

- Không đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích rừng tự nhiên sang mục đích khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng đã được công bố, tham mưu UBND tỉnh giao trách nhiệm quản lý diện tích rừng hiện có đến chủ tịch UBND cấp huyện và từng đơn vị chủ rừng; thực hiện và hoàn thành trong quý IV/2016.

- Thực hiện việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, đưa toàn bộ diện tích đang rừng ngoài quy hoạch vào quy hoạch đất lâm nghiệp. Rà soát diện tích các khu dân cư, đất sản xuất nông nghiệp đã ổn định, lâu dài của dân đưa ra khỏi quy hoạch đất lâm nghiệp, giao về cho địa phương quản lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân ổn định sản xuất. Thời gian triển khai và hoàn thành trong Quý IV/2016.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Quy hoạch phát triển rừng sản xuất; Quy hoạch phát triển rừng đặc dụng; Đề án giao đất, giao rừng của tỉnh. Thời gian hoàn thành trong quý II/2017, đồng thời tổ chức thực hiện theo quy hoạch, Đề án được phê duyệt.

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp; tổ chức thực hiện thường xuyên hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp.

- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời tình trạng dân di cư tự do, không để người dân phá rừng lấy đất sản xuất; tổ chc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị lấn chiếm kể từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011, đồng thời có kế hoạch phục hồi và trồng lại rừng; đối với diện tích rừng nơi có các công trình quốc phòng, doanh trại quân đội, rừng biên giới, giao cho cơ quan quân sự quản lý, bảo vệ.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ