Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 2471/KH-UBND
Ngày ban hành 12/10/2016
Ngày có hiệu lực 12/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Văn Hòa
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2471/KH-UBND

Kon Tum, ngày 12 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI HỘI NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC RỪNG BỀN VỮNG VÙNG TÂY NGUYÊN NHẰM ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vng vùng Tây Nguyên nhằm ng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Quyết định số 3315/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đi khí hậu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Tập trung bảo vệ, duy trì và phát triển diện tích rừng hiện có, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên, phấn đấu đến năm 2020 nâng cao độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 63,75; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của các cấp chính quyền; đy mạnh xã hội hóa nghề rừng, vận động các tchức và người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

- Thực hiện có hiệu quả Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ và các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

II. YÊU CẦU

- Huy động sức mạnh tng hợp của cả hệ thng chính trị, cộng đng, doanh nghiệp và nhân dân tham gia tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững; cải thiện, nâng cao đời sống và ý thức của người dân ở các địa phương có rừng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

- Tiếp tục đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và chủ rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác QLBVR, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là khu vực biên giới và các vùng giáp ranh.

III. CÁC NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP

1. Rà soát lại lực lượng Kiểm lâm, xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động của lực lượng Kiểm lâm. Xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ được phân công theo quy định.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, thu hồi đất lâm nghiệp sử dụng trái pháp luật, không thực hiện đúng quy định; chấm dứt tình trạng hợp thức hóa đất phá rừng, sang nhượng trái pháp luật

2.1. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh:

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường kiểm soát, quản lý quy hoạch. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong quý IV năm 2016.

2.2. Kiểm tra, thu hồi đất lâm nghiệp sử dụng trái pháp luật, không thực hiện đúng quy định; chấm dứt tình trạng hợp thức hóa đất phá rừng, sang nhượng trái pháp luật:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị, địa phương có liên quan:

- Thực hiện có hiệu quả Phương án giải quyết đất giao chồng lấn, đất lấn chiếm nằm trong lâm phần các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum(1). Hoàn thành việc giao, nhận diện tích đất chồng lấn nằm trong lâm phần các chủ rừng đã được UBND tỉnh đã thu hồi để giao về cho địa phương quản lý, bố trí sử dụng có hiệu quả, trong đó ưu tiên giải quyết đất ở, đất sản xuất cho nhân dân, góp phần hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy do thiếu đất sản xuất trên địa bàn.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong Quý II năm 2017.

- Rà soát, thống kê, tham mưu UBND tỉnh giải tỏa, thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm từ năm 2012 đến nay (từ thời đim triển khai thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ(2)), đồng thời xây dựng Kế hoạch phục hồi và trồng lại rừng trên diện tích này. Kiên quyết chấm dứt tình trạng hợp thức hóa đất phá rừng, sang nhượng trái pháp luật.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong Quý IV năm 2016.

- Rà soát toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm, diện tích sử dụng sai mục đích, sử dụng không có hiệu quả đối với diện tích đã giao cho các chủ rừng. Kiên quyết xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm, tham mưu cấp có thẩm quyền thu hi các diện tích này đgiao lại cho các tổ chức, cá nhân khác có năng lực quản lý bảo vệ, sử dụng có hiệu quả hơn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Rà soát cơ chế, chính sách và xây dựng dự án ổn định dân di cư tự do, phát triển lâm nghiệp gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số:

[...]