Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg về thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 51/KH-UBND
Ngày ban hành 03/01/2018
Ngày có hiệu lực 03/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký H'Yim Kđoh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 03 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 161/QĐ-TTG, NGÀY 25/01/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị Quyết số 31/NQ-CP, ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22/NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg, ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025;

Để triển khai thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát huy vai trò chủ động của tỉnh trong tiến trình hội nhập, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, tiềm năng đầu tư, những thành tựu đổi mới và hội nhập quốc tế của tỉnh Đắk Lắk đến với cộng đồng các nước ASEAN; tranh thủ tối đa các cơ hội và nguồn lực để hội nhập và phát triển nhằm nâng cao mức sống cho người dân, giảm bất bình đẳng, đảm hảo công bằng xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 74-76 triệu đồng (năm 2020), năm 2030 đạt 266-270 triệu đồng.

(2) Bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5 - 3% (đến năm 2025);

(3) Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 52%, tăng 13% so với thực hiện năm 2017; duy trì tỷ lệ 100% thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo, trong đó tính cả thôn, buôn học ghép lớp (đến năm 2025).

(4) Mỗi năm có khoảng 30.000 lao động được giải quyết việc làm; Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động chiếm 65%, trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 22,78%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 2,5% (đến năm 2025).

(5) Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế ước đạt 100%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống 17%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt từ trên 28 giường/1 vạn dân; Tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt trên 90% (đến năm 2025);

(6) Tỷ lệ xã phấn đấu đạt tiêu chuẩn nông thôn mới 40,13% (đến năm 2020).

(7) Tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cây cao su) đạt 40,1% (đến năm 2020)

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền giáo dục

- Tuyên truyền về các sự kiện quan trọng của ASEAN diễn ra theo từng năm theo các đợt Hội nghị quan trọng thường kỳ của ASEAN như: Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng; kỷ niệm ngày thành lập ASEAN (08/8), ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7).

- Tuyên truyền mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN đến năm 2025 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC). Ý nghĩa của việc hình thành Cộng đồng ASEAN đối với hợp tác và phát triển chung ở khu vực cũng như ở từng nước; những lợi ích thiết thực mà Cộng đồng ASEAN đem lại cho người dân các quốc gia thành viên và cơ hội để người dân có thể tham gia đóng góp cho Cộng đồng.

- Quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người, cơ hội kinh doanh, đầu tư, du lịch... của Việt Nam, của tỉnh Đắk Lắk đến các nước thành viên ASEAN và các đối tác của ASEAN. Chú trọng tuyên truyền Di sản văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh. Kịp thời chuyển tải thông tin về tình hình hợp tác ASEAN và tham gia của Việt Nam đến người dân. Cung cấp thông tin để người dân và doanh nghiệp của tỉnh trao đổi, giao lưu, tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN; về cơ hội du lịch, kinh doanh, đầu tư, học tập tại các nước trong Cộng đồng ASEAN.

- Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, đời sống của người dân các quốc gia thành viên trong Cộng đồng ASEAN; tiềm năng, thế mạnh hợp tác mà Việt Nam có thể khai thác từ các quốc gia này. Tuyên truyền làm nổi bật những đóng góp, dấu ấn của Việt Nam trong quá trình tham gia, nhất là trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; nêu rõ những tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng ASEAN.

2. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng gắn kết và mang lại lợi ích cho người dân

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách, pháp luật hoạt động liên quan đến các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, môi trường, biến đổi khí hậu, an sinh xã hội... nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật đối với người dân.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và toàn dân trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình, chính sách, pháp luật và hoạt động liên quan đến các lĩnh vực của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

- Từng bước hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân; củng cố và hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội phục vụ nhân dân.

3. Triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng hòa nhập

[...]