Kế hoạch 501/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 501/KH-UBND
Ngày ban hành 25/09/2018
Ngày có hiệu lực 25/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trương Thanh Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 501/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 25 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22/CT-TTG NGÀY 07/8/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước. Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1995/SNN-TL ngày 04/9/2018, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Mục đích

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả;

- Xác định rõ trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành và các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả;

- Chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện trong việc quản lý, đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành các địa phương và đơn vị có liên quan trong việc quản lý, đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước, đảm bảo hiệu quả và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

- Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị.

II. Nhiệm vụ cụ thể

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các chủ đập thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; kiên quyết xử lý đối với các chủ đập không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp đập, hồ chứa nước trên địa bàn;

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn, lập danh mục các đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng, xuống cấp và xây dựng phương án chủ động bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du. Báo cáo, đề xuất UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý theo quy định;

- Đôn đốc các chủ đầu tư công trình hồ chứa thủy lợi (công trình xây dựng mới và công trình sửa chữa, nâng cấp) đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình nhằm đảm bảo đúng tiến độ vượt lũ, có giải pháp đảm bảo an toàn khi có lũ, thường xuyên kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng công trình và đôn đốc hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị thi công thực hiện đúng các quy định của pháp luật và thiết kế, thi công các công trình.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, sông, suối phía hạ du các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh, bảo đảm năng lực thoát lũ của hồ chứa khi xã lũ.

- Phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và UBND các huyện, thị xã xây dựng đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ đảm bảo thời gian theo quy định.

2. Sở Công thương

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định; đầu tư trang bị hệ thống giám sát tự động, hệ thống cảnh báo xả lũ hạ du cho các đập, hồ chứa thủy điện để hỗ trợ quản lý, vận hành và chỉ đạo ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

3. Sở Tài chính

Huy động mọi nguồn lực của địa phương, quỹ phòng chống thiên tai để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trong phạm vi quản lý.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn, sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ hàng năm. Chủ động tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các quy định khác của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn.

[...]