Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 273/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg và Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 273/KH-UBND
Ngày ban hành 18/10/2018
Ngày có hiệu lực 18/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Hà Thị Minh Hạnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/KH-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22/CT-TTG NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 114/2018/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC.

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hchứa nước.

UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ (sau đây gọi là Chỉ thị số 22/CT-TTg và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) trên địa bàn tỉnh Hà Giang với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các hoạt động khác liên quan đến công tác phối hợp quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nâng cao trách nhiệm, tích cực, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung Chỉ thị số 22/CT-TTg và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP trên phạm vi toàn tỉnh.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Chỉ thị số 22/CT-TTg và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP với nội dung, hình thức phù hợp cho từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ và các tổ chức, nhất là những người làm công tác quản lý đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, vận hành hồ chứa theo thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn liên quan thẩm tra, thẩm đnh các quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế công trình, quy trình vận hành hồ chứa và kiểm tra công tác nghiệm thu đối với hệ thống đập, hồ chứa.

3. Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công khai quy trình vận hành hồ chứa các công trình thủy điện.

4. Tổ chức thẩm định phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công; Phương án bảo vệ đập; Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp; phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện.

5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý an toàn đập, hồ chứa trên địa bàn.

6. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh, xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du; cứu hộ đập, hồ chứa nước.

7. Hướng dẫn các chủ đập thủy điện chủ động tổ chức, phối hợp với chính quyền địa phương công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy điện; xây dựng và ký kết quy chế phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác PCLB và trong quá trình vận hành công trình theo quy định.

8. Chủ động phối hợp với cơ quan liên quan trong việc rà soát hành lang thoát lũ trên các lưu vực có hệ thống thủy điện để có biện pháp bảo đảm an toàn cho nhân dân và giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du.

9. Hướng dẫn các chủ đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về vận hành hồ chứa và quản lý an toàn đập; đảm bảo hiệu quả phát điện, cấp nước cho hạ du vào mùa cạn và cắt giảm làm chậm lũ trong mùa mưa.

10. Chỉ đạo chủ đập công trình thủy điện chủ động tổ chức, phối hợp với chính quyền địa phương để thông báo và công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy điện; đồng thời xây dựng và ký kết quy chế phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phòng chống thiên tai và trong quá trình vận hành công trình, theo quy định.

11. Quyết định ban hành danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn vừa và nhỏ trên địa bàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Công Thương

- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Chỉ thị số 22/CT-TTg và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP với nội dung, hình thức phù hợp cho từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ và các tổ chức, nht là những người làm công tác quản lý đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước thuộc các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, vận hành hồ chứa theo thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn liên quan thm tra, thẩm định các quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế công trình, quy trình vận hành hồ chứa và kiểm tra công tác nghiệm thu đối với hệ thống đập, hồ chứa công trình thủy điện trên địa bàn.

- Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

- Tiếp nhận và tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công; Phương án bảo vệ đập; Phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập; Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đối với các công trình thủy điện, các hồ chứa bùn thải các nhà máy tuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh thuộc quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

[...]