Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2022 về truyền thông nguy cơ sức khỏe Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030

Số hiệu 49/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2022
Ngày có hiệu lực 25/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/KH-UBND

Nghệ An, ngày 25 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ SỨC KHỎE VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN 2030

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều bệnh mới nổi, tái nổi và bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng; các vụ thiên tai, thảm họa xảy ra với tần suất ngày càng nhiều do hậu quả của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, các sự cố trong sản xuất, sinh hoạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của nhiều người. Để giải quyết các vấn đề nguy cơ này, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quốc gia, sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng của cả cộng đồng.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, tỉnh Nghệ An đã triển khai hiệu quả các biện pháp ứng phó với dịch bệnh và các vụ việc có liên quan. Trong đó, việc cung cấp thông tin được tiến hành chủ động, tích cực, kịp thời, góp phần định hướng dư luận xã hội, hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bị ảnh hưởng và huy động được các cấp chính quyền, các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng cùng vào cuộc.

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, Nghệ An vần đang tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm (A/H5N1, A/H7N9,...); bệnh do vi rút Ebola, Mers-CoV, dịch COVID-19... Các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái ni tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành và phổ biến, có nguy cơ bùng phát thành dịch như: Cúm, Rubella, Sởi, Ho gà, Tiêu chy cấp, viêm não vi rút, bệnh Dại, Viêm gan C, Viêm gan B. Các bệnh: sốt rét, uốn ván sơ sinh đã công bố loại trừ nhưng vẫn tiềm n nguy cơ quay trở lại. Các vấn đề sức khỏe khác như: Suy dinh dưỡng trẻ em, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, HIV/AIDS, lao kháng thuốc, ngộ độc thực phẩm... vẫn cần được quan tâm đặc biệt. Các bệnh không lây nhiễm như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính... đang trở nên phổ biến, trở thành gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân của đa số các trường hợp tử vong. Trong khi đó, các vụ thiên tai thảm họa như: Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, mưa đá, tố lốc xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, cơ sở vật chất và con người. Các vụ tai nạn giao thông, tai nạn cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn thương tích, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người.

Để chủ động trong việc kiểm soát, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng bao gồm dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm, các nguy cơ mất an toàn thực phẩm và các nguy cơ sức khỏe từ thiên tai, thảm họa. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Truyền thông nguy cơ sức khỏe Việt Nam tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội khóa 12.

- Luật An toàn thực phẩm, số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội khóa 12.

- Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, số 09/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội khóa 12.

- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, số 44/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội khóa 14.

- Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN khác, giai đoạn 2015-2025.

- Chương trình Sức khỏe Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 2033/QĐ-BYT ngày 28/03/2018 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch quốc gia truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2018-2025.

- Quyết định số 02/QĐ-BYT ngày 02/01/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể Truyền thông nguy cơ sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030.

- Chương trình hành động số 74-CTr/TU ngày 6/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về việc thực hiện Nghị Quyết số 20-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

- Chương trình hành động số 75-CTr/TU ngày 6/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về việc thực hiện Nghị Quyết số 21-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Căn cứ thực tiễn

Truyền thông nguy cơ vẫn còn là khái niệm mới mẻ, chưa được phổ biến rộng rãi và thực thi mạnh mẽ ở Nghệ An. Đặc biệt, tại tuyến huyện, tuyến xã cán bộ quản lý cũng như cán bộ y tế trực tiếp tham gia phòng chống dịch bệnh hiểu biết về truyền thông nguy cơ còn chưa đầy đủ. Truyền thông phòng chống dịch bệnh vẫn được hiểu là nhiệm vụ của riêng ngành Y tế, sự phối hợp với các ngành liên quan chưa thực sự được quan tâm. Việc hiểu đúng khái niệm và triển khai thực hiện Truvền thông đối với những nguy cơ sức khỏe khác còn hạn chế.

Truyền thông nguy cơ về các bệnh lây nhiễm: Hằng năm, ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai các hoạt động truyền thông trước khi bắt đầu mùa dịch bệnh có thể xảy ra. Đa dạng hoá các hình thức truyền thông thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và mạng hội. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông về các bệnh truyền nhiễm vẫn còn cứng nhắc, chưa phân chia các nhóm đối tượng tiếp nhận thông tin và thiết kế thông điệp, nội dung truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng. Thực tế, triển khai hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh phụ thuộc các chương trình mục tiêu y tế dân số hoặc theo sự chỉ đạo từ tuyến trên, chưa chủ động xác định nguy cơ để truyền thông về các vấn đề dịch bệnh có thể phát sinh.

Truyền thông nguy cơ về các bệnh không lây nhiễm: Các chương trình truyền thông đang chủ yếu tập trung vào hướng can thiệp, tầm soát và quản lý các ca bệnh, chứ chưa có các chương trình truyền thông tổng thể về dự phòng, hoặc khuyến khích các hành vi tích cực như thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể chất nâng cao sức khỏe và tránh các hành vi nguy cơ như hút thuốc hay uống rượu bia.

[...]