Kế hoạch 483/KH-UBND thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

Số hiệu 483/KH-UBND
Ngày ban hành 01/02/2021
Ngày có hiệu lực 01/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Huyện Cần Giờ
Người ký Trương Tiến Triển
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 483/KH-UBND

Cần Giờ, ngày 01 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ NĂM 2021

Thực hiện Chương trình số 13-CTr/BCĐ ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Cần Giờ về Chương trình công tác năm 2021;

Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH:

1. Tiếp tục quán triệt và triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện đến các tầng lớp nhân dân.

2. Quảng bá, nâng cao giá trị, đưa hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả phù hợp đến tay người tiêu dùng; thay đổi nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện theo hướng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.

3. Gắn việc triển khai thực hiện Cuộc vận động với Chương trình bình ổn thị trường; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, xử phạt nghiêm các vụ vi phạm để góp phần bảo vệ hàng sản xuất trong nước.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:

1. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021:

1.1. Giao Phòng Văn hóa và Thông tin:

- Tổ chức tuyên truyền các thông tin, nội dung, chương trình liên quan về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, về giá trị thiết thực trong việc sử dụng hàng hóa trong nước, góp phần định hướng tiêu dùng đúng đắn.

- Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp trên địa bàn huyện về vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện Cuộc vận động gắn với nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như xây dựng các chương trình, kịch bản, tiểu phẩm tuyên truyền Cuộc vận động qua hệ thống phát thanh của huyện, xã, thị trấn.

1.2. Giao Đài Truyền thanh huyện:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân thông qua hệ thống phát thanh của huyện và , thị trấn về việc không kinh doanh hoặc tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại; tuyên truyền, vận động các tiểu thương thực hiện nếp sống văn minh thương mại, chú trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục quảng bá thương hiệu hàng Việt đến với người tiêu dùng; phát sóng định kỳ diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước.

1.3. Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng nội dung tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các trường học; chỉ đạo, hướng dẫn các trường tổ chức thực hiện thường xuyên, có hiệu quả các buổi tuyên truyền, sinh hoạt chuyên đề trong học sinh và cán bộ, giáo viên, người lao động về Cuộc vận động.

1.4. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch: Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả, thị trường của các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cung cấp cho Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Đài Truyền thanh huyện để thông tin, tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện và hệ thống truyền thanh huyện.

1.5. Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp tổ dân phố, tổ nhân dân.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp:

2.1. Giao Phòng Kinh tế:

- Tổ chức 07 lớp tập huấn tại 07 xã, thị trấn về văn minh thương mại cho tiểu thương, hộ kinh doanh; tổ chức cho tiểu thương ký cam kết việc kinh doanh buôn bán theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký giá, đăng ký kinh doanh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tiếp tay cho hàng nhập lậu, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy...

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch và tổ chức triển khai tập huấn về kinh tế số cho doanh nghiệp và nông dân sản xuất trên địa bàn huyện đcó thông tin và kinh nghiệm trong làm kinh tế gia đình hiện nay.

- Phối hợp với các đơn vị tổ chức quảng bá hàng Việt tại Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ và các sự kiện khác do huyện tổ chức với mục đích đưa hàng sản xuất trong nước chất lượng cao tiếp cận với người tiêu dùng; hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm.

2.2. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch tổ chức Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp, Kế hoạch tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

2.3. Giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, của thị trường nhằm nâng cao tay nghề, đáp ứng nhân lực cho các tổ chức kinh tế.

3. Tạo điều kiện, khuyến khích sử dụng hàng Việt cho người tiêu dùng trên địa bàn huyện:

[...]