Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Tuyên Quang đến 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 21/05/2018
Ngày có hiệu lực 21/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 21 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;

Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020; giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 29/01/2018 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia dinh dưỡng đến năm 2020;

 Xét đề nghị của Sở Y tế tại Văn bản số 510/TTr-SYT ngày 15/4/2018 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Tuyên Quang đến 2025, định hướng đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Tuyên Quang đến 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025, bảo đảm bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối về chất lượng, an toàn vệ sinh; giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là thể thấp còi; kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì để hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng; góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

TT

Nội dung

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em

1.1

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi

<20%

<16%

1.2

Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu năng lượng trường diễn

<12%

<10%

1.3

Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2.500 gam)

<7%

<5%

1.4

Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

>35%

>35%

2

Mục tiêu 2: Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân

2.1

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi uống Vitamin A 2 lần trong năm

>98%

>98%

2.2

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai

<23%

<20%

2.3

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi

<15%

<12%

2.4

Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối Iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh; mức trung vị Iốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi

>90%; 10-20µg/dl

>90%; 10-20µg/dl

3

Mục tiêu 3: Cải thiện tầm vóc của người trong tỉnh

3.1

Chiều cao trung bình của trẻ em 5 tuổi (trẻ em trai - gái)

112 -111cm

112,5 -111,5 cm

3.2

Chiều cao trung bình người trưởng thành (nam - nữ)

167-156 cm

168-157 cm

4

Mục tiêu 4: Cải thiện số lượng và chất lượng bữa ăn của người dân, từng bước kiểm soát tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành

4.1

Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800 kcal

<5%

<5%

4.2

Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi

<5% đối với vùng nông thôn

<10% đối với thành thị

<5% đối với vùng nông thôn

<10% đối với thành thị

4.3

Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng thành

<12%

<10%

4.4

Mức tiêu thụ muối trung bình ở người trưởng thành (gram/người/ngày)

<7

<7

5

Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế

5.1

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

100%

Duy trì

5.2

Tỷ lệ tình huống khẩn cấp về dinh dưỡng do thiên tai, thảm họa được đánh giá và can thiệp kịp thời

100%

Duy trì

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng các cấp. Tổ chức triển khai kịp thời và hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch và chương trình hành động nhằm đáp ứng kịp thời những vấn đề về dinh dưỡng trong cộng đồng.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác dinh dưỡng các cấp, ban hành quy chế hoạt động, trong đó xác định rõ vai trò trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.

- Tăng cường phối hợp liên ngành: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động, Thương binh và Xã hội trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

- Hoạt động lồng ghép các mục tiêu trên cơ sở phối hợp liên ngành trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn và hằng năm. Cùng với các hoạt động, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở các tuyến:

+ Tuyến tỉnh, tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực cán bộ, vận hành bộ máy hoạt động tại các trung tâm y tế và khoa dinh dưỡng bệnh viện tỉnh, đảm bảo là đơn vị đầu mối đủ năng lực thực hiện công tác quản lý và tổ chức triển khai công tác dinh dưỡng.

+ Tuyến huyện, củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác dinh dưỡng cấp huyện. Lựa chọn cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại trung tâm y tế và bệnh viện huyện.

+ Tuyến xã, phường kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ về công tác dinh dưỡng cho Ban Chăm sóc sức khỏe ban đầu; hằng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, có đủ năng lực đảm nhiệm công tác dinh dưỡng.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý công tác dinh dưỡng

+ Đưa chương trình dinh dưỡng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã. Coi đó là một trong những mục tiêu phấn đấu, làm căn cứ để xét tổ chức cơ sở vững mạnh, cơ sở hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.

+ Tăng cường quản lý và kết hợp triển khai các hoạt động dinh dưỡng theo ngành dọc và quản lý hoạt động theo địa bàn hành chính. Quản lý tốt và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

2. Về nguồn nhân lực

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ