Kế hoạch 47/KH-UBND thực hiện phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024
Số hiệu | 47/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/03/2024 |
Ngày có hiệu lực | 11/03/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Trần Song Tùng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 11 tháng 3 năm 2024 |
Thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 4597/QĐ-BNN-KTHT ngày 02/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 106/NQ- CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 05/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành kế hoạch thực hiện phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024 như sau:
- Triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, định hướng chỉ đạo của Trung ương và Nghị quyết số 118/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án số 16/ĐA-UBND ngày 23/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐ ND ngày 15/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 05/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phát triển HTXNN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025.
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phải đồng bộ, phù hợp với các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các kế hoạch khác có liên quan và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và tình hình thực tiễn của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2024 có từ 65% HTXNN trên địa bàn tỉnh hoạt động đạt loại tốt, khá; có từ 40% sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh chủ thể là HTXNN.
- Mỗi huyện xây dựng ít nhất 01 mô hình HTXNN điển hình hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh; ưu tiên HTXNN tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Phấn đấu 20% HTXNN có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; giá trị sản phẩm/ha canh tác tăng từ 5%, doanh thu tăng từ 10%.
- Có ít nhất 10% cán bộ quản lý HTXNN (Ban giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát) được đào tạo nghề giám đốc HTXNN theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ít nhất 30% cán bộ quản lý HTXNN được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia quản lý, điều hành HTXNN.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định)
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN: Lồng ghép nguồn kinh phí sự nghiệp từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án của tỉnh giai đoạn 2021-2025; Các chương trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTXNN.
- Chủ trì tham mưu bố trí kinh phí hỗ trợ phát triển HTXNN; phối hợp triển khai thực hiện các mô hình HTXNN kiểu mới, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, nông nghiệp hữu cơ, có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ quản lý và thành viên HTXNN; tổng kết nhân rộng các mô hình HTXNN tiêu biểu, sáng tạo, hiệu quả.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 05/9/2023 của về việc Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025 chủ động triển khai và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TRONG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số
/KH-UBND ngày tháng năm
2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)