Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 11209/KH-UBND năm 2023 phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 11209/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2023
Ngày có hiệu lực 19/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11209/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định 4597/QĐ-BNN-KTHT ngày 02/11/2023 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển HTXNN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ;

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 300/TTr-SNN ngày 30/11/2023; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển HTXNN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới địa bàn tỉnh Lâm Đồng với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTXNN theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển HTXNN gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; tăng thu nhập cho người nông dân; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

a) Toàn tỉnh có 480 HTXNN; có khoảng trên 60% HTXNN hoạt động có hiệu quả đạt loại khá, tốt trở lên.

b) Xây dựng thành công ít nhất 5 mô hình HTXNN hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững gắn với vùng sản xuất sản phẩm chủ lực; doanh thu đạt ít nhất 05 tỷ đồng/năm.

c) Mở rộng số lượng thành viên, quy mô kinh doanh, thông qua các hình thức liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã; mỗi huyện, thành phố phát triển ít nhất 02 HTXNN/năm; vận động khoảng 40-45% tổng số hộ sản xuất nông lâm nghiệp tham gia thành viên hợp tác xã.

d) Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất 10%; doanh thu tăng ít nhất 20%; khoảng 30% HTXNN có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

đ) Có khoảng 116 HTXNN có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng.

e) Có khoảng 30% cán bộ quản lý HTXNN được đào tạo nghề giám đốc HTXNN đảm bảo chương trình theo quy định.

g) Hình thành mạng lưới khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng, các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ phát triển HTXNN.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển hợp tác xã nông nghiệp:

a) Các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết số 20-NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển HTXNN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Chương trình hành động số 41-Ctr/TU của Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh đến các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HTXNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông qua nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là thông qua các mô hình, các phong trào thi đua để vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp, HTX, hộ thành viên sản xuất, lực lượng sáng lập viên hợp tác xã tham gia thành lập và phát triển HTXNN.

c) Xác định rõ phát triển HTXNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các sở, ngành, địa phương, là nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

d) Kịp thời tổ chức tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến, các mô hình HTXNN hoạt động hiệu quả, từng bước khẳng định hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phát triển mới hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực, ngành hàng và địa phương:

a) Hàng năm mỗi huyện, thành phố phát triển mới ít nhất 02 HTXNN; hỗ trợ ít nhất 02 mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cao năng lực sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, thực hiện liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và tạo thị trường đầu ra ổn định, định hướng cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản cho các HTXNN.

b) Xây dựng thành công ít nhất 5 mô hình HTXNN hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững gắn với vùng sản xuất sản phẩm chủ lực theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 1469/QĐ-UBND ngày 01/8/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt danh sách hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tham gia Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025.

c) Cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số, hỗ trợ cho các HTXNN đăng ký nhãn hiệu; cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi; công nhận giống, chất lượng nông sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; ứng dụng công nghệ cao, sản xuất chứng nhận hữu cơ... thích ứng với biến đổi khí hậu; đến năm 2025 có 116 HTXNN ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích các HTXNN tham gia phát triển nông nghiệp sinh thái.

d) Xây dựng và quản lý website để tiếp nhận và xử lý thông tin mua bán, thực hiện thương mại điện tử; xây dựng biến hiệu, tờ rơi giới thiệu quảng bá sản phẩm; hỗ trợ HTXNN tham gia các sự kiện kết nối thương mại, kết nối doanh nghiệp thu mua sản phẩm; tham gia các hội chợ, triển lãm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trong và ngoài nước.

đ) Hướng dẫn tổ chức, củng cố lại hoạt động của các HTXNN theo Luật Hợp tác xã năm 2023; trong đó, ưu tiên hỗ trợ cho các hợp tác xã hoạt động yếu, trung bình để nâng cao hiệu quả hoạt động.

3. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nông nghiệp:

[...]