Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 106/NQ-CP phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 210/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2024
Ngày có hiệu lực 02/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Lê Trọng Yên
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 02 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 106/NQ-CP NGÀY 18/7/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Căn cứ Quyết định số 4597/QĐ-BNN-KTHT ngày 02/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt quan điểm chỉ đạo và triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp, để Hợp tác xã nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bền vững. Tổ chức một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đạt hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị cần tập trung triển khai, thực hiện gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ.

- Lựa chọn nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện phải gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển Hợp tác xã nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia, đưa Hợp tác xã nông nghiệp trở thành mô hình kinh tế - xã hội quan trọng ở khu vực nông thôn; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; tăng thu nhập cho người nông dân; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Phấn đấu có khoảng trên 60% Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đạt loại khá, tốt trở lên, không còn Hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém.

- Xây dựng thành công 05 mô hình điểm về Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, để nhân rộng mô hình toàn tỉnh.

- Tăng số lượng thành viên, mở rộng quy mô kinh doanh, thông qua các hình thức liên kết, hợp tác giữa các Hợp tác xã nông nghiệp, phấn đấu khoảng 60% Hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

- Phấn đấu doanh thu bình quân của các Hợp tác xã nông nghiệp tăng ít nhất 12%/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong Hợp tác xã nông nghiệp tăng ít nhất 14%/năm.

- Phấn đấu giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất 10%; doanh thu tăng ít nhất 20%; khoảng 30% Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng,...

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 100% cán bộ quản lý điều hành Hợp tác xã nông nghiệp các kỹ năng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Hợp tác xã, 100% tổ chức kinh tế tập thể, Hợp tác xã nông nghiệp được tập huấn, giới thiệu các nội dung liên quan đến chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu có khoảng 30% cán bộ quản lý Hợp tác xã nông nghiệp (Ban Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát) được đào tạo nghề Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở đào tạo khác; ưu tiên đào tạo lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia quản lý, điều hành Hợp tác xã nông nghiệp.

- Hình thành mạng lưới khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng, các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ phát triển Hợp tác xã nông nghiệp.

III. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về kinh tế tập thể đến các cơ quan, đơn vị có liên quan, các địa phương và các tầng lớp nhân dân nhằm nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã.

- Xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo, tuyên truyền phù hợp cho từng đối tượng để việc tuyên truyền thiết thực và hiệu quả, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về kinh tế tập thể, Hợp tác xã nông nghiệp, mở các chuyên san, chuyên mục về phát triển Hợp tác xã trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức triển lãm, hội chợ giới thiệu các sản phẩm của Hợp tác xã, xây dựng các phóng sự về Hợp tác xã, phát động phong trào thi đua trong các Hợp tác xã...

- Xác định rõ phát triển Hợp tác xã nông nghiệp là xu thế tất yếu, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương. Phát triển Hợp tác xã là nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hợp tác xã nông nghiệp chính là liên kết của các hộ nông dân, phát triển Hợp tác xã nông nghiệp không làm mất đi vai trò của kinh tế hộ mà còn nâng đỡ, phát huy sức mạnh cho kinh tế hộ phát triển. Hiệu quả của Hợp tác xã nông nghiệp chính là hiệu quả của hộ gia đình, Hợp tác xã phát triển thì đời sống hộ thành viên ở nông thôn mới được nâng cao.

- Tổ chức tổng kết, tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng, kịp thời phổ biến các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến, các mô hình Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, từng bước khẳng định Hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Biểu dương, giới thiệu các mô hình Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới điển hình tiên tiến, sản xuất kinh doanh giỏi... trên các phương tiện thông tin đại chúng để tham khảo, học tập kinh nghiệm.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ