Kế hoạch 460/KH-UBND năm 2019 thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 460/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2019
Ngày có hiệu lực 15/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Dương Văn Thắng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 460/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 15 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

Thực hiện Quyết định 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP

a) Tăng cường phổ biến về Hiệp định CPTPP cho các đối tượng có liên quan (nhân dân, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ) thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập hun, hội tho nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cn triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP.

b) Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, hi quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường... về các cam kết cụ thể có liên quan trong Hiệp định CPTPP, bảo đảm hiểu rõ, hiu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu qu.

c) Tiếp cận thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước do Bộ, ngành Trung ương cung cấp để thông tin đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khu hàng hóa của các nước đối tác CPTPP nói riêng và các đối tác nói chung, cũng như dự báo được nhu cầu của thị trường trong nước và ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khu.

2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đvà hiệu qucác cam kết và nghĩa vụ khác của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP.

b) Rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương ban hành theo đúng với lộ trình đã quy định của Hiệp định CPTPP.

c) Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi b, hoặc ban hành mi các văn bản quy phạm pháp luật đm bo phù hợp với Hiệp định CPTPP.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

a) Tổ chức triển khai, cụ thể hóa các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân do Bộ, ngành Trung ương xây dựng cũng như triển khai những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ biến động thị trường quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nhà tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

b) Đẩy mạnh công tác dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

c) Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

d) Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, triển khai biện pháp ci thiện, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

e) Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp địa phương, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

g) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật - công nghệ, luật, tài chính...

4. Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

a) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức công đoàn để có biện pháp cụ thể nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức công đoàn.

b) Tăng cường quản lý có hiệu quả sự ra đời và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định, thành công; đồng thời, tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hoạt động không vì mục đích chính trị, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội địa phương.

c) Kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý việc thành lập và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp.

5. Chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

a) Căn cứ các văn bản quy định của Trung ương để xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ về tài chính, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm... để giúp người lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp không đứng vững được trong quá trình cạnh tranh.

b) Đánh giá những tác động của Hiệp định CPTPP đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội... và đề xuất các giải pháp đcó thể thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP.

c) Thực thi đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định đa phương về môi trường, bảo tồn và bảo vệ động thực vật hoang dã mà Việt Nam đã tham gia. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

d) Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp chng lại các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo đúng quy định và thương mại động thực vật hoang dã bị khai thác trái phép.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ