Kế hoạch 4522/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 4522/KH-UBND
Ngày ban hành 15/09/2020
Ngày có hiệu lực 15/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Thanh Trúc
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4522/KH-UBND

Bình Dương, ngày 15 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Mc đích:

Triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

2. Phạm vi:

Hướng tới việc phổ cập các sản phẩm dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyn tiền, tín dụng, bảo him.

3. Đối tượng:

Tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp, người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Mọi người dân và doanh nghiệp trên địa bàn đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.

2. Mc tiêu cthể:

a) Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản tiện lợi, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, yếu thế.

c) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính phù hp, tạo thuận lợi và an toàn cho các giao dịch, đảm bảo thông tin thông suốt giữa tất cả các bên tham gia thị trường.

d) Phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững, hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng linh hoạt, phù hp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

đ) Nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính để đảm bảo người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin và đối xử công bằng.

3. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025.

Phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể sau:

- Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác vào năm 2030.

- Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành.

- Ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tchức tín dụng và đại lý ngân hàng; ngoại trừ điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội).

- Ít nhất 25% - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng;

- Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% - 25% hàng năm.

- Ít nhất 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn có dư nợ tại các tổ chức tín dụng.

- Dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt trên 30%.

[...]