Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 149/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/01/2020
Ngày có hiệu lực 22/01/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 105/TTr-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Thực hiện tài chính toàn diện có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tài chính toàn diện theo định hướng thị trường, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2. Thúc đẩy tài chính toàn diện đi đôi với sự an toàn, hiệu quả và bền vng của cả hệ thống tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

3. Ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo là thành tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện.

4. Công tác an toàn bảo mật được chú trọng; các rủi ro liên quan đến quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm tài chính số được quản lý, giám sát đầy đ.

5. Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp đột phá thúc đẩy tài chính toàn diện để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện ở Việt Nam.

II. KHÁI NIỆM, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU

1. Khái niệm, phạm vi và đối tượng

a) Khái niệm

Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

b) Phạm vi

Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyn tin, tiết kiệm, tín dụng, bảo him.

c) Đối tượng

Đối tượng của Chiến lược là tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính như: người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hp tác xã, hộ gia đình sản xut kinh doanh.

2. Mục tiêu tổng quát

Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.

3. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cp phép cung ứng đnâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính;

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, tiện li, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế;

[...]