Kế hoạch 450/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 450/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2022
Ngày có hiệu lực 30/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Hồng Vinh
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 450/KH-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2021-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”; Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An tại Công văn số 663/NGA-THKS ngày 24/6/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.

- Xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu của các sở, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan trong việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), xử lý nợ xấu trên địa bàn, đảm bảo triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả Đề án.

II. NỘI DUNG

1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An

- Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, UBND tỉnh về các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD, các giải pháp xử lý nợ xu của các TCTD theo tinh thần Quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến các TCTD, Chi nhánh TCTD trên địa bàn;

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện phổ biến tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan tại địa phương, tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong nhân dân;

- Phê duyệt, theo dõi, giám sát việc thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 của các TCTD trên địa bàn theo phân cấp ủy quyền của NHNN Việt Nam;

- Chỉ đạo, đôn đốc các TCTD, Chi nhánh TCTD trên địa bàn tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu được nêu tại Đề án;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng đảm bảo an toàn hệ thống, duy trì môi trường kinh doanh ổn định, an toàn cho các TCTD, Chi nhánh TCTD trên địa bàn; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, về công tác xử lý nợ xấu; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện của các TCTD, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả Đề án;

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã giúp UBND tỉnh theo dõi, nắm bt khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tại các TCTD; phối hợp với các cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trong việc xử lý các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện xử lý nhanh nợ xấu của các TCTD, Chi nhánh TCTD trên địa bàn;

- Phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng với các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng kết việc thực hiện Đán, báo cáo NHNN Việt Nam theo đúng quy định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng; thường xuyên cập nhật, công khai các thông tin về giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình trên hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan tài nguyên và môi trường để các cơ quan, tổ chức liên quan được biết.

- Tham mưu UBND tỉnh trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) theo đúng quy định, nhằm tạo điều kiện cho các QTDND xây dựng trụ sở làm việc, đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định.

3. Sở Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động công chứng, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương.

- Phối hợp, hỗ trợ các TCTD, Chi nhánh TCTD trong việc giải quyết vướng mắc có liên quan trong quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tạo điều kiện xử lý nhanh nợ xấu cho ngành Ngân hàng trên địa bàn.

4. Sở Xây dựng

- Kịp thời thông báo các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đủ điều kiện bán, cho thuê nhà ở trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

5. Công an tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với NHNN Chi nhánh, các sở, ngành, cơ quan có liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Chỉ đạo Công an các cấp tăng cường phối hợp, hỗ trợ các TCTD, Công ty quản lý tài sản của TCTD Việt Nam (gọi tắt là VAMC) đảm bảo an ninh trật tự trong việc thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

[...]