Kế hoạch 445/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 445/KH-UBND
Ngày ban hành 15/02/2017
Ngày có hiệu lực 15/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 445/KH-UBND

Bình Dương, ngày 15 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 01/NQ-CP VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 (gọi tt là Nghị quyết 01/NQ-CP); Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP như sau:

I. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát:

1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Dương tập trung triển khai thực hiện các giải pháp của Trung ương về điều hành chính sách tin tệ và các chính sách khác đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, điều hành tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng tập trung cho sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường kiểm soát nhằm ổn định thị trường vàng và ngoại tệ, đẩy mạnh thanh toán không dùng tin mặt. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động các tổ chức tín dụng, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh điều hành hiệu quả thu - chi ngân sách. Trong đó:

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và điều hành dự toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định được giao. Tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; kiên quyết xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.

- Triệt để tiết kiệm ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ dự toán chi ngân sách nhà nước, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước ngoài, lễ hội, mua sắm xe ô tô và trang thiết bị đt tin; không ban hành các chính sách, chế độ làm tăng chi ngân sách nhà nước khi không cân đối được nguồn; kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên đã có trong dự toán nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2017 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương của các đơn vị và các địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.

- Thực hiện tốt việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu bằng giải pháp niêm phong đồng hồ đếm tổng trên các phương tiện đo xăng du của các cơ sở kinh doanh.

- Triển khai có hiệu quả Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Phí và lệ phí... và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Phối hợp các đơn vị điều chỉnh và quản lý tốt giá cả hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý.

3. Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương tập trung đơn giản thủ tục kiểm soát chi, thanh toán ngay cho các dự án đầu tư khi có khi lượng hoàn thành đủ điều kiện chi; báo cáo STài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng thời gian quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị chủ đầu tư:

- Rà soát, báo cáo và tham mưu UBND tỉnh kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công 2017. Quản lý hiệu quả công tác đấu thầu, đẩy mạnh thực hiện đấu thầu qua mạng.

- Triển khai Hệ thống thông tin về đầu tư theo hướng dẫn của Trung ương. Theo dõi, giám sát, đánh giá, thanh kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân chậm trễ việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017.

II. Cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ quy định của các Luật liên quan đến đầu tư kinh doanh; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới thu hút đầu tư; đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đcải thiện từng tiêu chí của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ shiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI). Tiếp tục đy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp theo các nội dung đã cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Thành ph thông minh, Liên đoàn Doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng trên địa bàn xây dựng chương trình và triển khai các nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đi mới sáng tạo, có tim năng phát triển. Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư qua việc cung cấp, hỗ trợ các dịch vụ phát triển kinh doanh: đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường.

2. Sở Khoa học và Công nghệ: Xây dựng chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: thúc đẩy hoạt động nghiên cu - phát triển (R&D); đổi mới công nghệ; nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở doanh nghip. Nghiên cứu xây dựng và triển khai hiệu qu cơ chế đối tác công tư đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Các sở, ban ngành và UBND cấp huyện:

- Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; các giải pháp ci thiện môi trưng đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã đề ra tại Kế hoạch số 2194/KH-UBND ngày 28/6/2016; Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 16/7/2016 của UBND tỉnh và các Nghị quyết, quy định mới ban hành.

- Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp đi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sn xuất.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí và thời gian của doanh nghiệp để làm các thủ tục thành lập, phá sản doanh nghip, đt đai, đu tư, xây dựng, thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo him xã hi, tiếp cn điện năng.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công, khuyến nông. Theo dõi thị trường, nắm bắt thông tin hàng hóa, giá cả, kịp thời hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

III. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

1. Tập trung xây dựng và thực hiện tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng gắn với cơ cấu lại ngân sách và các đơn vị sự nghiệp công lập:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị chủ đầu tư:

+ Tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và năm 2017. Chủ động rà soát, cơ cấu lại đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình nguồn vốn đầu tư; tham mưu UBND tỉnh cắt, giảm, dãn tiến độ các công trình chưa bức xúc để tập trung vốn cho các công trình quan trọng, trọng điểm.

[...]