Kế hoạch 44/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2023

Số hiệu 44/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2023
Ngày có hiệu lực 28/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Ngô Thị Kim Yến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH ĐÀ NNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/KH-UBND

Đà Nng, ngày 28 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2023

Căn cứ Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 19/11/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS đến năm 2025 tại thành phố Đà Nẵng; theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 525/TTr-SYT ngày 20/02/2023, UBND thành phban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm sngười mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dt dịch AIDS tại thành phố Đà Nẵng vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát trin Kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm số bệnh nhân nhiễm mới HIV so với năm 2021

- 85% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết được tình trạng nhiễm HIV.

- 85% người nhiễm HIV diện quản lý được điều trị ARV.

- 95% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.

- 100% người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT)

- 26% tỷ lệ người có nguy cơ cao, nam quan hệ tình dục đồng giới được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP).

3. Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động: (đính kèm phụ lục 1)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động can thiệp, dự phòng và giám sát dịch

a) Can thiệp dự phòng các nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng

- Duy trì số lượng, chất lượng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng các nhóm: nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), nhóm Phụ nữ mại dâm vui chơi giải trí, nhóm sau cai.

- Triển khai các hoạt động tiếp cận, duy trì tiếp cận, truyền thông, tư vấn nhóm nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người có nguy cơ cao tại cộng đồng; thực hiện giám sát, phối hp và hỗ trợ nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố.

b) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

- Đổi mới hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng xã hội, truyền thông trực tiếp, nâng cao chất lượng các buổi tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm về hiệu quả của Chương trình điều trị Methadone đối với người nghiện chích ma túy (NCMT) và gia đình để họ hiểu, tham gia và duy trì tuân thủ điều trị.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong thực hiện các thủ tục tham gia điều trị theo quy định.

- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo 80% bệnh nhân duy trì điều trị nghiện các cht dạng thuc phiện bng thuc thay thế tại các cơ sở điu trị. Btrí, sắp xếp nhân lực cán bộ, hoạt động của các cơ sở điều trị Methadone theo quy định, phù hp với tình hình thực tế, số lượng bệnh nhân, theo phương án tinh gọn bộ máy, tạo thuận lợi và duy trì khả năng tiếp cận cho bệnh nhân.

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa cơ sở điều trị với các cơ quan chức năng để đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn, đồng thời phối hp ban chỉ đạo Methadone các địa phương trong việc quản lý bệnh nhân Methadone.

- Đảm bảo kinh phí mua thuốc Methadone, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị bệnh nhân tự nguyện tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone theo quy định.

c) Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP)

Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) trên địa bàn thành phố bao gồm hệ thống công lập, tư nhân. Xác định các đối tượng ưu tiên để cung cấp dịch vụ PrEP, ưu tiên cho đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên, nhân viên y tế, công nhân các khu công nghiệp..., áp dụng và triển khai đa dạng mô hình, sáng kiến mới trong cung cấp dịch vụ PrEP như: cung cấp dịch vụ lưu động, dịch vụ PrEP từ xa (Tele PrEP). Kết nối, chuyển gửi và tư vấn các trường hợp xét nghiệm HIV âm tính có nguy cơ cao được tiếp cận với dịch vụ PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV.

d) Truyền thông thay đổi hành vi

[...]