Kế hoạch 32/KH-UBND phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024

Số hiệu 32/KH-UBND
Ngày ban hành 06/02/2024
Ngày có hiệu lực 06/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Võ Phiên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 06 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; Quyết định số 1887/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 16/10/2023 của UBND tỉnh về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 và xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 170/TTr-SYT ngày 30/01/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh năm 2024, như sau:

1. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo mục tiêu 95-95-95 vào năm 2025; giảm số người nhiễm HIV mới và tử vong liên quan bệnh AIDS, góp phần chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV; tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 75%.

- Mục tiêu 2: Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn, xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95%; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao.

- Mục tiêu 3: Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS; tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 95%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2%. Đảm bảo 100% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm Y tế theo quy định.

- Mục tiêu 4: Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Thông tin truyền thông phòng, chống HIV/AIDS

- Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS để nâng cao hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV, không phân biệt đối xử kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS, chú trọng đến nhóm từ 15-49 tuổi. Truyền thông về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP), xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS được nhà nước chi trả hoàn toàn...qua nhiều hình thức phù hợp với tùng đối tượng.

- Duy tu bảo dưỡng các cụm Pa-nô truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các bệnh viện, cơ sở y tế huyện.

- Tăng cường các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế theo quy định tại Chỉ thị số 10/CT-BYT ngày 26/12/2017 của Bộ Y tế.

- Thực hiện phong trào toàn dân phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội, nhóm giáo dục đồng đẳng tham gia phòng, chống HIV/AIDS và các mô hình dựa vào cộng đồng khác.

- Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và chương trình giảm tác hại cho các học viên tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, Trại tạm giam Công an tỉnh.

2. Thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống HIV/AIDS

- Củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ y tế, cộng tác viên, đồng đẳng viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng. Mở rộng hoạt động phân phát và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch thông qua mạng lưới nhân viên y tế cơ sở và mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng.

- Tiếp tục củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng. Mở rộng hoạt động phân phát và hướng dẫn sử dụng bao cao su (BCS) thông qua mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng.

- Xây dựng mô hình phân phát bao cao su phù hợp với đặc thù của đối tượng can thiệp ở các địa phương. Sử dụng các hình thức truyền thông để nâng cao hiệu quả của hoạt động.

3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone

- Tiếp tục duy trì hoạt động cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bang Methadone tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Nghiên cứu triển khai việc mở rộng hoạt động cấp phát thuốc Methadone tại các huyện khi đủ điều kiện theo Nghị định 90/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ để thuận tiện cho người nghiện ma túy tiếp cận dịch vụ điều trị.

- Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc Methadone cho cơ sở cấp phát thuốc điều trị theo quy định.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng tiếp nhận người bệnh tại cơ sở điều trị; thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

- Triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo điều trị bệnh nhân bằng thuốc Methadone. Định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động tại cơ sở điều trị.

4. Tăng cường xét nghiệm phát hiện HIV

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ