Kế hoạch 4370/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương sau thời gian giãn cách xã hội

Số hiệu 4370/KH-UBND
Ngày ban hành 01/09/2021
Ngày có hiệu lực 01/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Mai Hùng Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4370/KH-UBND

Bình Dương, ngày 01 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG SAU THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và dự kiến còn tiếp tục ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của cả năm 2021. Triển khai thực hiện quan điểm chống dịch quyết liệt theo hướng “tận dụng đối đa thời gian, tận dụng ti đa nguồn lực; tăng tốc tiêm vắc xin; đảm bảo thực hiện tốt các chính sách xã hội cho người dân” làm cơ sở sớm đưa Bình Dương trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Xét đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2470/SKHĐT-TH ngày 13/08/2021; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương sau thời gian giãn cách xã hội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 15/7/2021, Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 28/6/2021 của Tỉnh ủy về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 gắn với hoàn thành các nhiệm vụ chính trị năm 2021 và các văn bản khác của các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh trong công tác phòng chống dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Kế hoạch là căn cứ để các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để sớm khống chế dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra.

2. Yêu cầu

Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong triển khai các nhiệm vụ được giao và chuẩn bị phương án chỉ đạo thích hợp, quyết tâm để tỉnh Bình Dương trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong điều kiện mới.

II. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong tháng 7, tháng 8 năm 2021 sụt giảm so với tháng trước và cùng kỳ; tuy nhiên những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm vẫn mang lại những đóng góp quan trọng, làm nền tảng cho các chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh trong 08 tháng. So với 8 tháng cùng kỳ: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,3%; tng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2,8%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 37,3%; tổng thu ngân sách ước tăng 16%; giải ngân vốn đầu tư công đạt 21,5% kế hoạch điều chỉnh và đạt 25,9% kế hoạch Trung ương giao.

Trong thời gian tới, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh; dự báo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh sẽ tiếp tục đối mặt với một số khó khăn như:

- Tốc độ và phạm vi lây lan dịch bệnh cùng với tình trạng thiếu hụt nhân lực, trang thiết bị y tế đang có xu hướng tăng nhanh khi địa phương tiến gần đến đỉnh dịch. Bên cạnh đó, khả năng thiếu nhân lực trong công tác phòng chống dịch có khả năng xảy ra khi các lực lượng hỗ trợ chống dịch được Trung ương và các địa phương khác rút về.

- Mặc dù, Tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đtránh đứt gãy sản xuất như “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 địa điểm”, tuy nhiên hiệu quả chưa thật sự đạt được như mong đợi1. Doanh nghiệp đang đối mặt với nhiu khó khăn như: chi phí sản xuất tăng cao, đu vào nguyên vật liệu và công suất giảm, có F0 xuất hiện trong doanh nghiệp, thiếu hụt lao động do công nhân chưa trở lại Bình Dương làm việc hoặc doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động mới, mất thời gian đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu sản xuất... sẽ ảnh hưởng đến khả năng khôi phục sản xuất và chỉ tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ trong những tháng cuối năm.

- Công tác đầu tư công tiếp tục gặp khó khăn do: tiến độ đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng, thi công nhiều dự án đầu tư công bị đình trệ từ ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, không có khối lượng nghiệm thu để làm thủ tục thanh toán, giá cả nguyên vật liệu tăng cao đột biến so với thời điểm đấu thầu, ảnh hưởng đến huy động nguồn lực và tiến độ thi công của các nhà thầu và nghiệm thu thanh toán. Một số dự án khởi công mới trong kỳ 2021 - 2025, đặc biệt là vốn Trung ương, đang trong quá trình thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư và phải chờ kế hoạch trung hạn được Quốc hội thông qua mới được bố trí danh mục khởi công mới theo quy định.

- Nguy cơ đình trệ sản xuất, suy thoái kinh tế thế giới, suy giảm dòng vốn đầu tư. Mặc dù tình hình dịch bệnh trong nước bắt đầu có những dấu hiệu tích cực cùng với việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin toàn dân nhưng trên thế giới, tình hình dịch bệnh do biến chủng Delta vẫn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Liên hiệp châu Âu (EU), Nhật Bản... đều rơi vào tình trạng sụt giảm, trong đó có nhiều đối tác thị trường quan trọng của Việt Nam. Các doanh nghiệp có vn đầu tư nước ngoài lớn có xu hướng chuyển dịch về chính quốc và xây dựng lại hệ thống doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đchủ động hơn, giảm thiểu rủi ro.

III. KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG NĂM 2021

Việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021 chủ yếu phụ thuộc vào kết quả phòng, chống dịch bệnh và khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, hiệu quả và thời gian khống chế dịch bệnh sẽ quyết định đến sự ổn định lao động, quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp và đưa địa phương vào trạng tháng “bình thường mới” giai đoạn sau giãn cách. Trên cơ sở nhận định tình hình, kịch bản tăng trưởng quốc gia2 và tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh xây dựng 02 kịch bản tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021 như sau:

- Kịch bản 01: trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 10/20213 (tiêm vc xin trên 95% dân số để tiệm cận miễn dịch cộng đồng và tình hình kiểm soát dịch bệnh của các tỉnh, thành phố được kiểm soát tốt). Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được phục hồi nhanh chóng nên chỉ số sản xuất công nghiệp được phục hồi ở mức trên 8%, xuất khẩu được duy trì tăng trên 22%, tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 14%... thì dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) sẽ đạt khoảng 7% (thấp hơn Kế hoạch 8,5 - 8,7%).

- Kịch bản 02: trường hợp đến tháng 12 dịch bệnh mới được kiểm soát. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ phục hồi ở mức khoảng 7,5 - 8%, xuất khẩu được duy trì tăng trên 7,6%, tổng mức đầu tư xã hội đạt trên 12,3%... thì dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP chỉ đạt khoảng 6,4% (thấp hơn KH 8,5 - 8,7%).

Như vậy, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra trong những tháng cuối năm là rất khó khăn. Tuy nhiên, đây là tình hình chung của cả nước, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và tỉnh Bình Dương. Do đó, UBND tỉnh thống nhất không điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 để giữ quyết tâm cao nhất nhằm huy động sức mạnh tổng lực của toàn bộ hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp cùng chung sức, đồng lòng phấn đấu để thực hiện từng chỉ tiêu, lĩnh vực ở mức cao nhất trong điều kiện khó khăn.

IV. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1. Nhóm giải pháp cần tập trung thực hiện ngay trong tháng 9/2021

a) Thần tốc hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh

- Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện:

+ Phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền và huy động tất cả các nguồn lực thuộc phạm vi của ngành và địa bàn quản lý tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực để chống dịch với tinh thần chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình diễn biến mới của dịch bệnh và chiến lược sàng lọc “làm đến đâu, sạch đến đó.

+ Tăng cường huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thng chính trị ở cơ sở; đồng thời kêu gọi, vận động người dân tích cực hưởng ứng, tham gia phòng, chng dịch; tiếp tục huy động mọi nguồn lực hp pháp của xã hội cho phòng, chống dịch bệnh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ