Kế hoạch 4316/KH-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 4316/KH-UBND
Ngày ban hành 03/12/2020
Ngày có hiệu lực 03/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4316/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 03 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ, XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiu chất thải nhựa (viết tắt là Chỉ thị số 33), y ban nhân dân tnh ban hành kế hoạch trin khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tạo sự chuyn biến tích cực vnhận thức, trách nhiệm, hành động của các cơ quan, đơn vị, tchức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiu rác thải nhựa; phát huy và tăng cường sự tham gia của cộng đng trong việc thu gom, phân loại các cht thải nhựa sử dụng một lần và bao bì, túi ni lông khó phân hủy; vận chuyn đến nơi quản lý, tái chế theo quy định, Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn toàn tỉnh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 33.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo, phát huy cao vai trò, trách nhiệm, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và cộng đồng nhằm tăng cường hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt; quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiu rác thải nhựa, triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu để hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn... ) trong sản xuất, lưu thông sinh hoạt và giảm thiếu chất thải nhựa giai đoạn 2020-2021 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh; gắn việc thực hiện Chỉ thị số 33 với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của địa phương; thường xuyên kim tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng và tiến độ đề ra.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đi thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, xả rác thải không đúng quy định:

- Đy mạnh công tác tuyên truyn, nâng cao nhận thức cộng đng vgiảm thiểu chất thải nhựa, phân loại chất thải, cht thải nhựa và một sbiện pháp chủ động áp dụng đhạn chế sử dụng các sản phm nhựa sử dụng một ln (bao gm túi ni-lông khó phân hy, bao gói nhựa thực phm, chai lọ nha, ống hút, hộp xp đựng thực phm, cốc và bộ đồ ăn...) trong hoạt động của các tchức, cá nhân và trong sinh hoạt ca người dân trong tỉnh; xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về rác thải gắn với việc tchức Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Nước thế giới...

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng rác thải, sản phm nhựa, đy mạnh phong trào “Chng rác thải nhựa”; kịp thời biu dương, khen thưởng, nhân rộng các đin hình tiên tiến, tchức xét tặng và trao giải thưởng môi trường tỉnh, huyện; kim đim, phê bình, xử lý các đơn vị, địa phương không hoàn thành.

- Xây dựng và thực hiện các hoạt động, phát động phong trào, sáng kiến về tái chế, tái sdụng chất thi nha, sdụng sn phm, vật liệu thân thiện với môi trường nhm thúc đy xây dựng nền kinh tế tun hoàn, tăng trưởng xanh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại các địa phương.

2. Tăng cường công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải, kim soát rác thải nhựa:

- Đy mạnh hoạt động giảm thiu, phân loại rác thải tại ngun, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải, đặc biệt là rác thải nhựa, túi ni-lông khó phân hủy tại các cơ quan, công sở, nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh, khách sạn, nhà hàng, quán nước, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch, vv...

- Tchức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất bao bì từ nhựa đã được cấp giấy chng nhận kinh doanh, chứng nhận đầu tư hoặc đang hoạt động (bao gồm số lượng, quy mô, công nghệ sản xuất, lao động...) và nghiên cứu lộ trình đến năm 2021 không thực hiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các cơ sở sản xut bao bì từ nha; kim tra các hoạt động buôn, bán, kinh doanh về bao bì từ nhựa của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và vận động, hướng dẫn việc chuyn đi sang hình thức kinh doanh về bao bì từ vật liệu thân thiện môi trường; xây dựng mạng lưới giới thiệu các sản phm bao bì thân thiện với môi trường.

- Thường xuyên tchức ra quân vệ sinh môi trường, phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại các khu vực công cộng, kênh, mương, đường giao thông...

- Tăng cường năng lực, hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn; thực hiện thu gom và xử lý riêng các loại chất thải đã được phân loại (bao gm cả chất thải nhựa). Thực hiện thu phí dịch vụ thu gom rác đối với các tiểu thương tại các chợ dân sinh truyền thống; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý.

- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường; thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phm, chai lọ nhựa, ng hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...).

3. Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa:

- Xây dng cơ chế hỗ trợ sản xuất, ưu đãi, khuyến khích việc kinh doanh, lưu thông, phân phối, sử dụng các sản phẩm nhựa, các loại túi, bao bì thân thiện môi trường thay thế sản phm nhựa sdụng một ln và túi ni lông khó phân hủy; đồng thời kiến nghị các hình thức xử lý đối với các tchức bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại, chợ) không có kế hoạch giam sử dụng túi ni lông.

- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, hỗ trợ và ưu đãi đi với hoạt động thu gom, tái chế, xử lý rác thải nhựa và túi ni lông.

III. GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh:

- Gương mẫu, tích cực và đi đu trong việc giảm thiu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phm nhựa dùng một ln (bao gm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phm, chai lọ, ng hút, hộp xp đựng thực phm, cc và bộ đồ ăn.v.v..); không sử dụng băng rôn, khu hiệu, chai, cốc, ng hút, bát, đũa nhựa.... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phm tái chế, thân thiện với môi trường.

- Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; cht thải nhựa và các cht thải khác có thể tái chế không được đlẫn với chất thải hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiu mẫu đlàm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý.

- Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiu cht thải nhựa; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiu cht thải nhựa, phân loại chất thải, chất thải nhựa; phối hợp các cơ quan liên quan tchức chính trị-xã hội, tchức xã hội xây dựng phong trào, liên minh chống chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phm, cốc và bộ đồ ăn...) đbảo vệ môi trường.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, đưa nội dung về phân loại, thu gom, tái sử dụng chất thải, giảm thiếu chất thải nhựa là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao động hng năm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ