Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 18/CT-UBND
Ngày ban hành 30/09/2020
Ngày có hiệu lực 30/09/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Khắc Thận
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/CT-UBND

Thái Bình, ngày 30 tháng 9 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ, XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA

Hiện nay, lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng, việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 17/5/2019 thực hiện phong trào “Không xả rác thải nhựa ra biển” trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Thực hiện Kế hoạch, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã có những hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải nhựa.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường trên địa bàn tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Các sở, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể thuộc tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh:

- Tiếp tục thực hiện triệt để chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 17/5/2019 và các Công văn: số 3016/UBND-KTTNMT ngày 23/7/2019, số 3394/UBND-KTTNMT ngày 15/8/2019, số 4164/UBND-KTTNMT ngày 03/10/2019.

- Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn.v.v...); không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa.... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

- Tiên phong hành động phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không để lẫn với chất thải hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý.

- Thực hiện xã hội hóa, nâng cao vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa.

- Tăng cường hoạt động truyền thông, quán triệt nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan vận động người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn gửi các đơn vị, địa phương áp dụng; thực hiện tốt việc giảm thiểu, phân loại chất thải, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa) ngay tại đơn vị.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tái chế chất thải chấp hành tốt pháp luật bảo vệ môi trường; thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư, mô hình kinh doanh, kinh tế chia sẻ và thúc đẩy các sáng kiến, sự tham gia của các Hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn và chất thải nhựa.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tchức, cá nhân trong nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của tỉnh trong lĩnh vực sản xuất nhựa và tái chế phế liệu.

- Tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni-lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.

- Đxuất giải pháp thực hiện có hiệu quQuyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung thực hiện mục tiêu sử dụng 100% túi ni-lông thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni-lông khó phân hủy; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi ni-lông khó phân hủy kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

- Chủ trì tổ chức thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

- Xây dựng, thực hiện hiệu quả Kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa.

- Chủ trì tổ chức thống kê, phân loại nguyên liệu nhựa được sử dụng trong sản xuất, tiêu dùng và chất thải nhựa; xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng nhựa và chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp triển khai các phong trào, mô hình chống chất thải nhựa, giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại và thu gom chất thải nhựa; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa.

- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài chính:

Căn cứ các văn bản của Bộ Tài chính, Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành.

4. Sở Công thương:

- Chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các văn bản của Bộ Công thương trong việc thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thống kê, phân loại nguyên liệu nhựa được sử dụng trong sản xuất, tiêu dùng và chất thải nhựa; xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng nhựa và chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

[...]