Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 11/CT-UBND
Ngày ban hành 28/10/2020
Ngày có hiệu lực 28/10/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Trịnh Việt Hùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-UBND

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 10 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ, XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn mà các quốc gia đang phải đi mặt. Để tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiu chất thải nhựa, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chng chất thải nhựa trên toàn quốc, đồng thời phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 và ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Theo đó, nhiu cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã có những hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải nhựa.

Hưởng ứng phong trào chống chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm nhựa sang sử dụng các sản phẩm thay thế khác thân thiện với môi trường. Tuy vậy, tình trạng lạm dụng các phẩm nhựa, nhất là túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần vẫn còn phổ biến do sự tiện lợi trong hoạt động thương mại, mua bán,...đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Để tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh, thực hiện Chthị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chthị:

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh:

a) Triển khai, tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu triệt để chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...); không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cc, ng hút, bát đũa nhựa... dùng một ln tại công sở và trong các hội nghị hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

b) Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, bố trí các phương tiện, thiết bị đ phân loại chất thải; không được để lẫn chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế với chất thải hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại chất thải, chất thải nha; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng phong trào, liên minh giảm thiểu chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni lông khó phân hủy, bao gói nha thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xp đựng thực phẩm, cc và bộ đồ ăn...) để bảo vệ môi trường.

d) Tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người lao động về cách phân loại, thu gom, giảm thiểu rác thải nhựa.

e) Ký và thực hiện cam kết tham gia phong trào chống chất thải nhựa; báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng năm.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải, các tổ chức cá nhân nhập khu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các cơ sở thu gom nhựa, nhập khẩu và tái chế các sản phẩm nhựa.

b) Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải tại nguồn để phổ biến áp dụng phù hợp trên địa bàn các địa phương có điều kiện khác nhau; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân ký và thực hiện cam kết tham gia phong trào chống chất thải nhựa.

c) Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi theo quy định đối với các hoạt động sản xuất các sn phm thay thế túi ni lông, các sản phẩm bao gói thân thiện với môi trường thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường.

d) Xây dựng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát ô nhim môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.

e) Tổ chức thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

g) Tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

h) Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị này và định kỳ hằng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/12.

3. Sở Công thương:

a) Tổ chức lập, trình phê duyệt và thực hiện Đề án giải pháp giảm sản xuất, sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, cần làm rõ lộ trình giảm sản xuất, sử dụng nhựa, túi ni lông khó phân hủy từ năm 2020; khuyến khích việc sản xuất các sản phẩm bao gói thân thiện với môi trường.

b) Chủ trì tổ chức tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ hạng 1, cơ sở sản xuất...) cam kết thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường; không cung cấp miễn phí túi ni lông cho khách hàng; chuyển từ sử dụng túi ni lông khó phân hủy sang các loại túi khác thân thiện với môi trường; hướng dẫn các cơ sở xây dựng kế hoạch giảm sản xuất, sử dụng các loại túi ni lông khó phân hủy.

c) Tổ chức thống kê tình hình sử dụng nhựa, túi ni lông của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức phân phối, bán lẻ (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà sách, cửa hàng...); phối hợp với Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh túi ni lông vi phạm các quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chương trình truyn thông, tuyên truyền về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa, hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy; lồng ghép các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần vào các tiêu chuẩn văn hóa đối với gia đình, xóm, tổ dân phố; xây dựng chuyên trang, chương trình, bài viết, phóng sự tuyên truyền về phong trào phòng chống rác thải nhựa để nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ ô nhiễm, hủy hoại môi trường từ nhựa và túi ni lông nhằm thay đổi, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; hướng dẫn các cơ quan truyền thông xây dựng chương trình truyền thông, tuyên truyền về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại, thu gom, xử lý chất thải nhựa.

b) Triển khai thực hiện nhiệm vụ của tỉnh thuộc Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025 sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Tăng cường tuyên truyền định hướng hành vi ứng xử với môi trường của các đối tượng có liên quan trong hoạt động văn hóa, th thao và du lịch; triển khai thực hiện quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch tại cơ quan, đơn vị, địa phương và trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước; xây dựng thí điểm và nhân rộng áp dụng các mô hình giảm thiểu, phân loại chất thải nhựa, túi ni lông tại các địa đim tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch gắn liền với nguồn nước.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Thúc đẩy, hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến tái chế và xử lý chất thải nhựa; dự án ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường nhằm thay thế nhựa trong sản xuất, kinh doanh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ