Kế hoạch 407/KH-UBND năm 2022 triển khai Kế hoạch 116-KH/TU về thực hiện Kết luận 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 407/KH-UBND
Ngày ban hành 28/10/2022
Ngày có hiệu lực 28/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 407/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 116-KH/TU NGÀY 06/9/2022 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 36-KL/TW NGÀY 23/6/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Kế hoạch số 116-KH/TU ngày 06/9/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa-XIII về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Kết luận số 36-KL/TW), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện Kế hoạch số 116-KH/TU ngày 06/9/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW.

- Nâng cao nhận nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đối với công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

- Xác định rõ trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với nhiệm vụ của hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch số 116-KH/TU ngày 06/9/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW, phải đảm bảo nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan đối với công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa trong tình hình mới

- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Kế hoạch số 116-KH/TU ngày 06/9/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW.

- Tuyên truyền, phổ biến cho tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về việc xả nước thải, rác thải vào nguồn nước và công trình thủy lợi.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

- Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các doanh nghiệp thủy lợi; thành lập, củng cố, kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

- Thu hút, bố trí nguồn lực, kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công; nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố và triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, cấp nước sạch.

3. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản

- Xây dựng Phương án phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, phương án phát triển thủy lợi trong quy hoạch tỉnh; Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

- Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi ở các lưu vực sông trong quá trình khai thác.

- Điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá về năng lực kết cấu hạ tầng ngành nước, chất lượng, trữ lượng nguồn nước,

- Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương.

- Tính toán, cân đối các nguồn nước để xây dựng Phương án cấp nước phục vụ sản xuất dân sinh, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

4. Nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ thích ứng với điều kiện nguồn nước; sử dụng giống cây trồng, vật nuôi sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

- Xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, triển khai các giải pháp bổ sung nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn, phù hợp với điều kiện nguồn nước.

[...]