Kế hoạch 4568/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch 162-KH/TU thực hiện Kết luận 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 4568/KH-UBND
Ngày ban hành 20/10/2022
Ngày có hiệu lực 20/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4568/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 20 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 162-KH/TU NGÀY 12/9/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 36-KL/TW NGÀY 23/6/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO ĐẢM AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Kế hoạch số 162-KH/TU ngày 12/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, quán triệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ thiết thực đời sống dân sinh, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng ngày càng phức tạp như hiện nay.

Xác định công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và toàn xã hội. Thông tin, dữ liệu về nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước... phải được xác định là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành trong tỉnh.

Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch số 162- KH/TU ngày 12/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 36- KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu để các ngành, các cấp cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, đề án, cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

- Các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc nội dung Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU ngày 12/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp nhận thức đúng, đầy đủ về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Các ngành, các cấp và nhân dân xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc thực hiện bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới. Phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng và vai trò Mặt trận các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội, nghề nghiệp trong tuyên truyền, khuyến khích, vận động nhân dân quản lý, chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

- Các ngành, các cấp thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước bảo đảm đồng bộ, khả thi theo quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Phòng, chống thiên tai và các quy định khác liên quan;

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích thu hút nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm; kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đa mục tiêu; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo đảm năng lực cấp nước, tiêu thoát nước, kết hợp phục hồi nguồn nước suy thoái, ô nhiễm, đảm bảo an sinh xã hội;

- Có chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân các vùng khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Bố trí đủ nguồn lực để nâng cấp, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa lũ.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước;

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp trong quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, xây dựng, giao thông, thủy điện, cấp nước sinh hoạt trong tình hình biến đổi khí hậu tác động ngày càng phức tạp, khó lường.

4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước

- Chủ động tăng cường nghiên cứu, đánh giá tác động của việc xây dựng các công trình, dự án thủy lợi và các hoạt động phát triển, đặc biệt là công trình thủy điện, thủy lợi ở các lưu vực sông, suối; tiếp tục triển khai nghiên cứu, xây dựng kịch bản phát triển, giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước, thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương thực hiện quy hoạch, điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá, dự báo trữ lượng nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý điều hành cấp nước cho cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

- Rà soát kết quả thực hiện quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thích ứng với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt làm cơ sở cập nhật và đề xuất điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, khai thác bền vững tài nguyên nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt nhân dân và hoạt động sản xuất trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, phòng chống lũ, xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu địa phương về nguồn nước trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả giữa Trung ương và các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

5. Chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội

- Rà soát, cơ cấu, sắp xếp lại quy mô các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước; theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí; tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Triển khai các giải pháp công nghệ lọc nước biển, nước mặn để bổ sung nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh;

- Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu. Đầu tư đồng bộ, khép kín, từng bước hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hoà, phân phối nguồn nước trên địa bàn tỉnh;

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị; ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

- Các ngành, các cấp chủ động thống nhất kế hoạch điều tiết nước phục sản xuất, sinh hoạt với Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi trước mùa vụ sản xuất hằng năm, cũng như khi có diễn biến thời tiết bất thường đảm bảo phù hợp với thực tế thực hiện.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ