Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 391/KH-UBND năm 2019 về bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 391/KH-UBND
Ngày ban hành 21/11/2019
Ngày có hiệu lực 21/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 391/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 21 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN BÀN ĐỊA TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 ca Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đ án tăng cưng bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản 2225/SNN-TL ngày 13/11/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành đng Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên bàn địa tỉnh Hà Tĩnh, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Hạn chế, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lưng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất, dân sinh.

- Quản lý việc cấp phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ.

- Xác định rõ trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành tập trung chđạo, trin khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành liên quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý công trình thủy lợi quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch, gắn vi việc thực hiện các chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước về bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước tại các công trình thủy lợi; theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi của các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất chăn nuôi.

- Phát hiện và ngăn chặn kịp thi xử lý hoặc đề xuất các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi khi mới phát sinh.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và sự hỗ trợ của Trung ương để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch.

II. NỘI DUNG

1. Triển khai thực hiện pháp luật về thủy lợi

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Thủy lợi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Tổ chức hoàn thiện phân cấp quản lý công trình thủy lợi phục vụ công tác quản lý, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

- Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả Quy chế phối hp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ nguồn nước tại công trình thủy lợi.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân, đơn vị khai thác công trình thủy lợi:

- Triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi thuộc địa phương mình quản lý.

2. Tổ chc thống kê các nguồn xả thải, thực hiện cấp phép

a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi:

- Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định các nguồn xả thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý, khai thác; xác định các nguồn thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ và tiềm ẩn xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nước cho các công trình thủy lợi để có kế hoạch ưu tiên triển khai thực hiện việc kiểm soát và có biện pháp xử lý phù hợp;

- Ký kết, thực hiện hp đồng dịch vụ tiêu thoát nước, thỏa thuận việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy li được giao quản lý theo đúng quy định;

- Định kỳ 03 tháng một lần gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưng lớn hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ nguồn xả thải.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu việc cấp giấy phép và giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.

3. Truyền thông nâng cao nhận thức

[...]