Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 402/KH-UBND năm 2016 về tuyên truyền, tư vấn học chữ, học nghề, giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016-2020

Số hiệu 402/KH-UBND
Ngày ban hành 07/03/2016
Ngày có hiệu lực 07/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Huyện Nhà Bè
Người ký Trần Hải Yến
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 402/KH-UBND

Nhà Bè, ngày 07 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

 TUYÊN TRUYỀN, TƯ VẤN HỌC CHỮ, HỌC NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN NHÀ BÈ NĂM 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/HU ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Huyện ủy Nhà Bè về “Học chữ, học nghề, giải quyết việc làm gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020”;

Căn cứ Kế hoạch số 2074/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về Đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn huyện Nhà Bè năm 2016;

Căn cứ Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về Học chữ, học nghề, giải quyết việc làm gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ phát triển của Huyện, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nhà Bè đề ra kế hoạch thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (giai đoạn 2016 - 2020), gồm các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Mục đích chung:

- Đẩy mạnh công tác học chữ, học nghề gắn với giải quyết việc làm là giải pháp cơ bản, mang tính chiến lược lâu dài nhằm tạo điều kiện cho người lao động có việc làm ổn định, cải thiện và nâng cao mức sống, chất lượng sống cho người nghèo đảm bảo giảm nghèo một cách bền vững;

- Thực hiện Chương trình học chữ học nghề, giải quyết việc làm gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững phải gắn với chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Huyện, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần ổn định và đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, cấp trình độ; đặc biệt là nhu cầu học nghề của nhóm lao động nghèo;

- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề lao động;

- Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: nghề đào tạo, chương trình dạy, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề;

- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020.

II. TUYÊN TRUYỀN, TƯ VẤN:

1. Mục đích: Làm cho các ngành, các cấp và người lao động nông thôn hiểu được chủ trương, chính sách, lợi ích của việc học nghề để giải quyết việc làm, ổn định và nâng dần cuộc sống; góp phần phát triển kinh tế - xã hội Huyện. Trên cơ sở đó, tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong chỉ đạo, hỗ trợ người học nghề; người lao động chủ động khắc phục khó khăn để học nghề phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu bản thân.

2. Các lực lượng tham gia tuyên truyền, tư vấn:

- Đài Truyền thanh Huyện, Trạm Phát thanh các xã - thị trấn, trang website của Huyện, Bản tin Nhà Bè, bản tin các xã - thị trấn và Trung tâm Giới thiệu việc làm của Trung tâm Dạy nghề, tờ rơi …;

- Các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp; cán bộ xã - thị trấn, cán bộ ấp - khu phố, tổ nhân dân - tổ dân phố, cơ sở dạy nghề.

III. GIẢI PHÁP:

1. Về cơ sở vật chất:

- Huy động các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đủ năng lực tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích liên kết, hợp tác;

- Từ ngân sách Thành phố và nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia giải quyết việc làm do Trung ương phân bổ hàng năm, tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị cho Trung tâm Dạy nghề; nhất là đối với nghề mới mà người lao động và doanh nghiệp có nhu cầu để đảm bảo kết quả, chất lượng đào tạo;

- Khuyến khích Trung tâm Dạy nghề liên kết với các cơ sở dạy nghề khác để khai thác thiết bị, cơ sở vật chất nhằm tăng hiệu quả đào tạo và đào tạo ngành nghề mà các cơ sở này có thế mạnh.

[...]