Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 236/KH-UBND
Ngày ban hành 15/07/2022
Ngày có hiệu lực 15/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Vĩnh
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 236/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ, THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ, THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC, CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, cách thức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch về y tế, giáo dục, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số, công khai, minh bạch, thuận tiện.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ huynh, học sinh và các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cũng như bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong các hoạt động sử dụng công nghệ số, nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt.

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, bảo mật cá nhân trong sử dụng công nghệ số, nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị phải giám sát, phối hợp thường xuyên để triển khai thực hiện hiệu quả việc đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên bố trí các nguồn lực nhằm hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh nhằm tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt.

II. MỤC TIÊU

- Đạt mục tiêu năm 2022:

+ Từ 50% trở lên trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số.

+ Từ 50% trở lên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và 100% trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí.

+ 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện, 50% trạm y tế tuyến xã lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán viện phí, dịch vụ y tế.

+ Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được lựa chọn triển khai đạt 50% trên tổng giá trị phải thanh toán.

- Mục tiêu các năm tiếp theo:

+ Mỗi năm tăng 20% tỷ lệ về số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học; các trạm y tế tuyến xã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đến khi đạt tỷ lệ 100%.

+ Tăng 20% trên tổng giá trị phải thanh toán về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

III. NỘI DUNG

1. Hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1.1. Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- ng dụng công nghệ số, nền tảng số đã được lựa chọn trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

- Triển khai áp dụng nền tảng dạy, học trực tuyến, kết nối, phục vụ trực tuyến toàn tỉnh cho công tác giảng dạy - học tập - thi cử cho học sinh, giáo viên. Từ đó, hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số, bảo đảm chất lượng cho việc thi cử trực tuyến.

- 100% trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai công tác dạy và học trực tuyến, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

- Đẩy mạnh áp dụng các nền tảng số quản trị nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dựa trên dữ liệu svà công nghệ số, trong đó học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động và các hoạt động đều được quản lý bằng hồ sơ số thống nhất. Tăng cường kết nối liên lạc giữa nhà trường với phụ huynh, học sinh qua các ứng dụng, nền tảng số.

[...]