Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 149/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 16/04/2020
Ngày có hiệu lực 16/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Đặng Trọng Thăng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Thái Bình, ngày 16 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 149/QĐ-TTG NGÀY 22/01/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 149/QĐ-TTg); nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện Quyết định.

2. Xác định nội dung và phân công nhiệm vụ cụ thể tới các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg đảm bảo đồng bộ, hiệu quả hướng đến người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, phù hợp nhu cu, với chi phí hợp lý, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

3. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 trên địa bàn

- Ít nhất 21 chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM), quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), phòng giao dịch của NHTM, QTDND trên 100.000 người trưởng thành.

- Ít nhất 80% sxã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tchức tín dụng và đại lý ngân hàng; không bao gm đim cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng chính sách xã hội);

- Ít nhất 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng (TCTD).

- Ít nhất 1.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có dư nợ tại các TCTD; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm 35% tng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn; dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân đến cuối năm 2025 tăng 2,3 lần so với cuối năm 2019, chiếm 60% tổng dư nợ cho vay của các TCTD.

- Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

- Tăng trưởng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng bình quân giai đoạn 2020-2025: 20%-25%/năm.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện.

- Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai quy định về đại lý ngân hàng; về tài khoản giao dịch theo các cấp độ; về tiền điện tử và tài khoản tiền điện tử; về việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số; về quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động tài chính vi mô; về cơ chế quản lý thnghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính; về quy định thực hiện xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến dựa trên cơ sở khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư;....

- Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai quy định về tiếp cận, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép các tchức cung ứng dịch vụ tài chính khai thác thông tin từ cơ sdữ liệu quc gia về dân cư phục vụ cho việc nhận biết, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến.

2. Khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính theo quy định, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính thuận tiện, chi phí hợp lý.

- Khuyến khích phát triển mô hình đại lý ngân hàng: Cho phép những ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện được mở các điểm cung ứng dịch vụ qua đại lý; tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng (các tổ chức tài chính vi mô, bưu điện, trạm xăng, mạng lưới của các tổ chức viễn thông, mạng lưới của một số tổ chức khác không phải ngân hàng...) trở thành đại lý của ngân hàng.

- Phát triển các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí thấp, đặc biệt là qua điện thoại di động.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng chưa có hoặc có ít dịch vụ ngân hàng, mật độ còn thấp.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính cơ bn cung cấp qua mạng lưới bưu chính công cộng; tạo điều kiện cho mạng lưới bưu chính công cộng hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, tổ chức công nghệ tài chính phát triển các dịch vụ tài chính số với chi phí thấp phục vụ người dân nông thôn.

- Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia và hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô phát triển.

3. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản (tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm) đảm bảo tính đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân, doanh nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, hợp tác xã (HTX), hộ gia đình SXKD: Cho vay hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước thông qua ứng dụng công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”. Phát triển các hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bằng hàng hóa, tài sản trên đất, động sản và dòng tiền. Phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện ở nông thôn;....

- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thu, nộp thuế, phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính; các khoản chi ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước: chi tr lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chi trả các chương trình an sinh xã hội; thanh toán các hóa đơn định kỳ: điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí; trả lương cho người lao động tại các doanh nghiệp. Khuyến khích các ngân hàng cung cấp tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu, có tính năng hạn chế, liên kết với thẻ ATM cho người về hưu, người hưng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế phù hợp khác để sử dụng các dịch vụ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ, nhận lương hưu, trợ cấp xã hội và thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích.

4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện.

- Quản lý vận hành tốt hệ thống thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ