Kế hoạch 3977/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 3977/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2022
Ngày có hiệu lực 05/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Lê Hữu Hoàng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3977/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 05 tháng 05 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (sau đây viết tắt là Quyết định số 1163/QĐ-TTg) và Công văn số 445/BCT-TTTN ngày 27/01/2022 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Quyết định s1163/QĐ-TTg, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ th như sau:

I. QUAN ĐIỂM:

1. Phát triển thương mại phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg, Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 23/02/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa thực hiện Nghị Quyết s09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.

2. Chú trọng xây dựng uy tín về sản phẩm và phát triển thương hiệu Việt, không ngừng phát huy nội lực của thị trường trong nước. Các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện có hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.

3. Phát triển thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cần được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ chiến lược; tận dụng tối đa lợi thế về độ mở của thương mại trong nước, hạn chế được những tác động tiêu cực, giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

4. Tạo môi trường cho phát triển thương mại trong nước một cách thuận lợi, ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia. Phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và sự sáng tạo, tận dụng hiệu quả thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư; khuyến khích phát triển các hình thức thương mại dựa trên nền tảng công nghệ mới, nền tảng số hóa; coi thương mại điện tử là công cụ quan trọng để hiện đại hoá lĩnh vực thương mại trong nước trong thời kỳ mới.

5. Tăng cường quản lý nhà nước, bảo vệ hiệu quả thị trường trong nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia ổn định giá cả thị trường; xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại gắn với bo vệ lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững, ng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển thương mại trong nưc hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vng chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.

- Thực hiện cơ cấu lại thương mại theo hướng đổi mới sáng tạo và shóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ng hàng hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 - 2030:

- Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt tốc độ tăng bình quân 7 - 10%/năm; đến năm 2030:

+ Tỷ trọng tổng mức bán l hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 95%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) chiếm khoảng 35 - 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại điện tử, áp dụng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại cùng với phương tiện hỗ trợ đầy đủ, bảo đảm tính an toàn và thuận tiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch; đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 8 - 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phát triển đồng bộ, đa dạng, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hp với tình hình thực tế tại địa phương.

b) Giai đoạn 2031 -2045:

- Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt tc độ tăng bình quân 10-12%/năm; đến năm 2045:

+ Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) chiếm khoảng 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại; tăng cường đầu tư công nghệ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia dao dịch; đến năm 2045, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 10-15% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, đạt tc độ tăng bình quân khoảng 12 - 13%/năm.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, được dán nhãn công trình thương mại xanh, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, nguồn gc xuất xứ hàng hóa, phòng chng cháy nổ...; các hạ tầng thương mại khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo phát triển đầy đủ theo quy hoạch, các loại hình hiện đại như cửa hàng tiện lợi, siêu thị chuyên doanh, trung tâm thương mại chiếm số lượng lớn, dần đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong phân phi bán lẻ hàng hóa trên thị trường.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; củng c, thiết lập trật tự thị trường thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, từng bước phát triển thương mại ổn định và bền vững; tăng dần tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực thương mại vào khu vực dịch vụ và GDP.

[...]