Kế hoạch 3965/KH-UBND năm 2014 tổ chức hoạt động Đoàn thanh niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2014 - 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 3965/KH-UBND
Ngày ban hành 18/09/2014
Ngày có hiệu lực 18/09/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hà Kế San
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3965/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 18 tháng 9 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN THAM GIA BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

Thực hiện Quyết định số 2051/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2017; Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 955/NQLT/UBND-BCHTĐ ngày 26/3/2013 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh Đoàn thanh niên tỉnh Phú Thọ về việc “Ban hành Quy chế phối hợp công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ”; Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Văn bản số 1369 -TB/TU ngày 5/8/2014 về kế hoạch triển khai tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giai đoạn 2014-2017 và tham gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2014-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2014 - 2017 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

- Nâng cao hiểu biết, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nét văn hóa trong thanh thiếu nhi khi tham gia giao thông. Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn và tuổi trẻ toàn tỉnh trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm góp phần giảm thiểu số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông.

- Phát huy tính sáng tạo của các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh, trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

2. Yêu cầu.

- Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ và phối hợp với các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Các hoạt động của Đoàn tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng thanh, thiếu nhi và thu hút đông đảo thanh, thiếu nhi tham gia, thể hiện vai trò trách nhiệm của Đoàn thanh niên trong việc tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

II. MỤC TIÊU

- 100% cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm.

- 13/13 huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc xây dựng tiêu chí văn hóa giao thông trong thanh niên, tổ chức cho 100% cán bộ, đoàn viên ký cam kết không vi phạm Luật an toàn giao thông.

- 100% các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc thành lập ít nhất 01 đội thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại các lễ hội, các sự kiện lớn của tỉnh.

- 100% Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình, đội hình thanh niên, công trình, phần việc tham gia bảo đảm an toàn giao thông.

- 100% Liên đội có các hoạt động tuyên truyền về văn hóa giao thông; thành lập ít nhất 01 Câu lạc bộ tuyên truyền về an toàn giao thông.

- 100% Đoàn các trường Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề, Cao đẳng, Đại học xây dựng và duy trì mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; thành lập, duy trì ít nhất 01 đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường vào các giờ cao điểm.

- Hằng năm 13/13 huyện, thị, thành Đoàn tổ chức ít nhất 01 chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông cụ thể như sau: Tuyên truyền an toàn giao thông theo chủ đề cho đối tượng học sinh, sinh viên; thanh niên khu vực đô thị, thanh niên lao động trong các khu công nghiệp; Tuyên truyền trên các tuyến đường bộ (Bến xe), đường sắt (Nhà ga); đường thủy (các bến đò ngang); Truyền thông về an toàn giao thông bằng các chương trình văn hóa nghệ thuật để nâng cao nhận thức của người dân và thanh thiếu nhi.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các Đoàn thể.

- Đảng bộ và chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thông qua việc ban hành các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án triển khai công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông; lồng ghép các chỉ tiêu về an toàn giao thông trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Đưa công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông thành nội dung hoạt động thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền,coi đây là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông của đơn vị, địa phương, xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục những yếu kém, bất cập.

2. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên các cấp.

- Thành lập đội ngũ tuyên truyền viên an toàn giao thông các cấp.

- Mỗi huyện thành thị xây dựng ít nhất 01 đội ngũ tuyên tuyền viên an toàn giao thông cấp huyện và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập đội ngũ tuyên truyền viên cấp cơ sở.

- Hàng năm tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, triển khai, cập nhật các văn bản pháp luật về an toàn giao thông cho các tuyên truyền viên an toàn giao thông các cấp. Cung cấp tài liệu tuyên truyền về an toàn giao thông.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 đến hết năm 2017.

- Đơn vị phối hợp: Ban An toàn giao thông tỉnh; UBND các huyện, thị, thành.

[...]