Kế hoạch 21/KH-UBND về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông năm 2014 và những năm tiếp theo do tỉnh Hà tĩnh ban hành

Số hiệu 21/KH-UBND
Ngày ban hành 17/01/2014
Ngày có hiệu lực 17/01/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Võ Kim Cự
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 01 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2014 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án số 163/ĐA-UBND ngày 16/6/2011 của UBND tỉnh về công tác đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT), an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn Hà Tĩnh đã có sự chuyển biển tích cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm 2014 và những năm tiếp theo, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực, trong nước sẽ còn diễn biến phức tạp; ở Hà Tĩnh, ANTT còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, biên giới, vùng giáo, các khu kinh tế...; trong khi đó, yêu cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững đặt ra cho nhiệm vụ đảm bảo ANTT, ATGT rất nặng nề.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02, Đề án 163 nêu trên và triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 19/12/2013 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự năm 2014 và đáp ứng yêu cầu nêu trên, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch đảm bảo ANTT, ATGT năm 2014 và những năm tiếp theo với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác đảm bảo ANTT, ATGT; nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANTT, ATGT.

2. Nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với công tác đảm bảo ANTT, ATGT.

3. Trong mọi tình huống phải đảm bảo ổn định chính trị và ANTT, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, không để xảy ra “điểm nóng”; kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, nhất là tội phạm băng ổ nhóm, tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; làm giảm tai nạn giao thông, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Xây dựng các lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh cả về trang bị, phương tiện, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ trọng tâm

1.1. Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông

Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao hiểu biết, đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác đảm bảo ANTT, ATGT... tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân.

Việc tuyên truyền, giáo dục phải được triển khai đồng bộ các giải pháp, loại hình thông tin tuyên truyền, đến tận người dân và có phương pháp, biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, cơ quan, đơn vị cụ thể.

Quy định rõ và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học, các tổ chức chính trị xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành pháp luật, đồng thời chủ động vận động, tuyên truyền gia đình, người thân, người dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về công tác đảm bảo ANTT, ATGT; đưa tiêu chí đảm bảo ANTT, ATGT trở thành tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân.

1.2. Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tội phạm, tệ nạn xã hội, làm giảm tai nạn giao thông

Tập trung phát hiện, khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, không để các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi dụng; kết hợp chặt chẽ với xây dựng Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chăm lo xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở sở trong sạch, vững mạnh…; chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác bảo vệ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, ý thức cảnh giác của người dân trong bảo vệ tài sản.

Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục đối tượng hết hạn tù, đặc xá về địa phương, quan tâm giúp đã họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Xây dựng, tổ chức lực lượng cơ động, xung kích, phản ứng nhanh, tập trung vào những địa bàn trọng điểm, liên tục truy quét tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự công cộng, trật tự ATGT, bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm, các hoạt động chính trị, văn hóa, các đoàn khách quốc tế, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và m việc trên địa bàn.

1.3. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, không để xảy ra bị động, bất ngờ, gây rối, gây bạo loạn, không để xảy ra “điểm nóng” về ANTT

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trọng tâm là Kết luận số 86 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo ANQG trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, bảo vệ an toàn tuyến biên giới, tuyến biển, chủ động phòng, chống các hoạt động xâm nhập, phá hoại, móc nối, lôi kéo của các thế lực thù địch.

Phát hiện và kịp thời đưa ra giải pháp hợp lý phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phòng chống hoạt động móc nối, lôi kéo, cài cắm nội gián để phá hoại, tác động chuyển hóa nội bộ, thu thập bí mật nhà nước. Có cơ chế quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên khi ra nước ngoài công tác, tiếp xúc với người nước ngoài, không để lộ lọt bí mật nhà nước. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong tình hình mới.

Thực hiện nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia trong quá trình triển khai các dự án có yếu tố nước ngoài. Chủ động phát hiện những sơ hở để chấn chỉnh việc duyệt cấp phép đầu tư, không để kẻ địch lợi dụng phá hoại, không để sơ hở, bị lợi dụng lừa đảo gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước. Chủ động dự báo, cảnh báo và đối phó với yếu tố đe dọa an ninh kinh tế, an ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, an ninh môi trường, đảm bảo an ninh, tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm.

Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh với hoạt động lợi dụng các cơ quan truyền thông, xuất bản để tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng lệch lạc, sai trái, vi phạm pháp luật.

Giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề phức tạp liên quan đến thực hiện chính sách xã hội, chính sách tôn giáo, trong bồi thường giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, triển khai các dự án kinh tế trọng điểm, trong quản lý đất đai, tài chính, ngân sách... Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, không để hình thành “điểm nóng”, không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, vu cáo, xuyên tạc. Tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tập trung rà soát giải quyết dứt điểm các vụ việc mâu thuẫn, khiếu kiện từ cơ sở. Chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động người khiếu kiện, công nhân đình công, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây rối TTCC. v.v.

1.4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội

[...]