Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2022 thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2022
Ngày có hiệu lực 14/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Ngọc Khánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 14 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); xét đề nghị của Sở Công Thương tại văn bản số 343/SCT-QLTM ngày 17/02/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có hiệu quả Hiệp định RCEP và Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Hiệp định RCEP.

- Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai và có biện pháp tận dụng tốt các ưu đãi và cơ hội từ Hiệp định RCEP.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai Hiệp định RCEP; tạo cơ sở để các cấp, các ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Hiệp định RCEP phù hợp với tình hình thực tế.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng nhiệm vụ phân công, có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố; giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.

- Thực hiện hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai Hiệp định RCEP. Tận dụng tốt các cơ hội về ưu đãi, mở rộng thị trường khi triển khai Hiệp định.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP

- Tổ chức phổ biến về RCEP cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như cơ quan quản lý cấp tỉnh và địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, in ấn các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, hội thảo, đối thoại nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định RCEP.

- Thiết lập và củng cố mạng lưới đầu mối thông tin về Hiệp định RCEP trên địa bàn tỉnh để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định.

- Tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như: Thuế, quy tắc xuất xứ, đầu tư, thương mại, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, phòng vệ thương mại ... và cho doanh nghiệp về các quy định và cam kết cụ thể có liên quan đến Hiệp định RCEP theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể, đảm bảo các doanh nghiệp cũng như các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

- Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước để các doanh nghiệp có thể kịp nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP.

2. Công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động kiến nghị các cơ quan Trung ương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiệp định RCEP.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật. Đăng tải công khai, chính xác nội dung các văn bản, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong quá trình tìm hiểu và áp dụng vào hoạt động điều hành, sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế, các điều ước về thương mại quốc tế, trước hết là cho cán bộ chủ chốt các ngành và chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cán bộ làm công tác tố tụng, đội ngũ luật sư và những người trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo hội nhập quốc tế tỉnh và cơ quan đầu mối phụ trách lĩnh vực hội nhập quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận, cá nhân phụ trách việc thực thi Hiệp định RCEP tại các sở, ngành, địa phương để nâng cao công tác phối hợp đảm bảo việc thực thi Hiệp định được hiệu quả, đầy đủ.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP

- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đồng thời nâng cao các chỉ số chất lượng quản trị và dịch vụ hành chính công để đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh đảm bảo phù hợp với lộ trình cam kết của Hiệp định RCEP.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân, hợp tác xã phù hợp với các cam kết của Hiệp định.

- Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gắn kết giữa phát triển công nghiệp với thương mại, gắn sản xuất với thị trường. Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu; áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế vào quá trình quản lý và sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

- Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng để tận dụng lợi ích của Hiệp định.

- Thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, khoa học - công nghệ; đàm phán, ký kết các thỏa thuận với đối tác, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước đối tác tham gia Hiệp định RCEP.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ