ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 97/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 05
tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2021
Thực hiện Điều 133, Bộ luật Lao
động năm 2019, Điều 86 của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; Điều 42, Nghị
định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động; Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban
hành Kế hoạch triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Lào Cai
năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục
đích:
Tăng cường hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là ATVSLĐ); nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc
chấp hành pháp luật về ATVSLĐ, qua đó cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an
toàn và sức khỏe của người lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Các hoạt động, dự án được triển
khai bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ
giữa các sở, ban, ngành đoàn thể trong công tác ATVSLĐ.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Dự án
1: Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
b) Cơ quan phối hợp: Các sở: Y
tế, Công thương, Giao thông vận tải - Xây dựng, Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động
tỉnh.
c) Nội dung hoạt động:
- Triển khai hướng dẫn, tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ.
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện
kiến thức về công tác ATVSLĐ cho cán bộ quản lý, theo dõi công tác ATVSLĐ các sở,
ngành, đoàn thể, địa phương.
- Thực hiện thu thập, lưu trữ,
tổng hợp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây
mất ATVSLĐ nghiêm trọng; điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết
người của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý
các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, sản
phẩm hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng.
- Triển khai công tác thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ đối
với doanh nghiệp và một số công trình thi công trọng điểm.
2. Dự án
2: Tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục, tư vấn nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự
tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
b) Cơ quan phối hợp: Các sở,
ngành: Y tế; Công thương; Giao thông vận tải - Xây dựng; Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Văn hóa, thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công
an tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Nông dân tỉnh;
Báo Lào Cai; Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh.
c) Nội dung hoạt động:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về việc chấp
hành đúng quy định của pháp luật về ATVSLĐ; phổ biến các quy định của pháp luật
về ATVSLĐ, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao
về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- In ấn, cấp phát sách, tờ gấp,
áp phích, tài liệu tuyên truyền về ATVSLĐ đến người lao động và người sử dụng
lao động.
- Tổ chức Tháng hành động về
ATVSLĐ năm 2021 theo Kế hoạch số 54/KH-BCĐTƯ ngày 07/01/2021 của Ban Chỉ đạo
Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương.
- Tổ chức Hội nghị đối thoại trực
tiếp với người lao động và người sử dụng lao động về chính sách, pháp luật
ATVSLĐ.
- Huấn luyện ATVSLĐ cho người
lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; người lao động làm
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ
sở sản xuất kinh doanh và người lao động không có quan hệ lao động làm việc
trong các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất
đá.
- Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh
nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho các nhóm đối
tượng theo quy định.
- Triển khai áp dụng hiệu quả hệ
thống quản lý ATVSLĐ cho các doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động phong
trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
3. Dự án
3: Nâng cao năng lực phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao
động tại nơi làm việc:
a) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
b) Cơ quan phối hợp: Các sở:
Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Nội dung hoạt động:
- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn về công tác quản lý, giám sát môi trường lao động, thống kê báo cáo
tình hình người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh.
- Tổ chức khám, phát hiện sức
khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, lập hồ sơ quản lý sức
khỏe định kỳ, hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp tại đơn vị theo đúng quy định.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ y tế làm nhiệm vụ chuẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng
cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Hướng dẫn nghiệp vụ y tế cho
người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn
luyện nghiệp vụ cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
III. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Triển khai đầy đủ, kịp thời chủ
trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và tiêu chuẩn quy phạm
ATVSLĐ tới các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp làm cơ sở thực hiện.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để
người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm
ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến,
xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp,
các tổ chức, cá nhân tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai
các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
4. Tăng cường phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia thực hiện Chương trình.
5. Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt
động của Chương trình ATVSLĐ với các Chương trình mục tiêu có liên quan.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện các hoạt động,
dự án bao gồm:
1. Nguồn ngân sách địa phương
phân bổ trong dự toán ngân sách năm 2021 của các sở, ngành theo quyết định của
UBND tỉnh. Các đơn vị được giao thực hiện các dự án chủ động lập dự toán, trình
cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
2. Nguồn ngân sách Trung ương cấp
năm 2021 theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Kinh phí đóng góp của các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chương trình và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai, hướng dẫn
triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 2 Kế hoạch này.
2. Sở Y tế: Chủ trì, hướng dẫn
triển khai thực hiện dự án 3 Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính: Thẩm định, bố
trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch, phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Y tế thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
4. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về ATVSLĐ cho
tổ chức công đoàn các cấp; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ
chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021.
5. Liên minh hợp tác xã tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn,
tập huấn đảm bảo ATVSLĐ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh, Báo Lào Cai: Phối hợp với các sở, ngành địa phương xây dựng các phóng sự,
đưa tin, bài phản ánh công tác ATVSLĐ, nêu gương các cá nhân, tập thể điển hình
thực hiện tốt các nội dung về đảm bảo ATVSLĐ.
7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ
quan, đơn vị; phối hợp với Sở Lao động - Thuong binh và Xã hội huấn luyện
ATVSLĐ cho cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ và người lao động của đơn vị.
8. Ban Quản lý Khu công nghiệp
tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ
tới người lao động và người sử dụng lao động trong các Khu kinh tế.
9. UBND các huyện, thị xã,
thành phố: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ phù hợp với
tình hình thực tế tại địa phương; thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật về ATVSLĐ; thống kê quản lý tình trạng tai nạn
lao động đối với người lao động không có quan hệ lao động; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn quản lý.
10. Các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ động triển khai thực hiện các chế độ,
chính sách về lao động, ATVSLĐ tại đơn vị, bảo đảm ATVSLĐ không để xảy ra tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao
động; cải thiện điều kiện lao động hạn chế
11. Chế độ báo cáo: Các cơ
quan, đơn vị và doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định trước ngày
05/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10/01 năm sau đối với báo
cáo năm về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng
hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Lào Cai năm 2021, yêu cầu các sở,
ngành, địa phương, doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH (b/c);
- TT.UBND tỉnh;
- Các thành viên Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PT - TH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP3;
- VT, TH3, KT2, VX3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng Thị Dung
|