Kế hoạch 3862/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 3862/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2018
Ngày có hiệu lực 30/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Trì
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3862/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2018/NQ-CP NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2018 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch hành động với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

- Cụ thể hóa Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo thành các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng môi trường kinh doanh của tnh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tnh để xem xét, đánh giá chất lượng quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, đánh giá công tác cải cách hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng nền công vụ và đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh trong thời gian tới.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh bền vững và dài hạn thông qua việc liên tục cải thiện các chtiêu, chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tnh (PCI) của tnh, trong đó tập trung vào những chỉ sthành phần có trọng scao, điểm số xếp hạng thấp và những chỉ số thành phần ít được cải thiện suy giảm bậc.

- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

- Tiếp tục phấn đấu nằm trong tốp 10 tỉnh có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước theo mục tiêu của Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số giải pháp cơ bản cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021 và Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đán cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung

- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung quán triệt và triển khai cụ thể những nội dung Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ đến các đơn vị trực thuộc và toàn thể các cán bộ, công chức thực thi công vụ trong tỉnh, trong đó nhấn mạnh sự quyết tâm thực hiện mọi biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ snăng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng hình ảnh về môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thể hiện tính năng động, nỗ lực đột phá của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số giải pháp cơ bản cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021 và Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đán cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị của các ngành, các địa phương, đồng thời là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, xác định thống nhất từ nhận thức đến hành động để đánh giá kết quả thực hiện. Qua đó đánh giá năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và là thước đo đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức;

- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, kết nối điện tử, cải thiện các chsố khởi sự doanh nghiệp, cấp phép xây dựng và thủ tục liên quan, tiếp cận điện năng, đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài sản, nộp thuế và bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế.

- Thực hiện nghiêm các quy định, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đơn giản hóa hồ sơ, quy trình và thực hiện giao dịch điện tử trong kê khai, thu và chi và giải quyết chính sách bo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Áp dụng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với các dịch vụ công (như thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả cho các chương trình an sinh xã hội).

- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan tới doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy trình làm việc trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; Triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp... và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ quản lý nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường công tác chỉ đạo cán bộ cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đu các đơn vị trực thuộc đổi mới phong cách làm việc theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp; công khai, minh bạch, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi với cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, xử lý nghiêm các tiêu cực, nhũng nhiu.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Trung tâm hành chính công của tỉnh và các địa phương, coi đây là một trong những giải pháp chủ đạo để tạo sự minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, người dân và giảm thiểu các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn, bình đẳng giữa các doanh nghiệp;

- Giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính: Các sở ngành, địa phương lấy cải cách hành chính làm khâu đột phá, trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hi quan... giảm thiểu thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính với trọng tâm là thực hiện tt một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính; thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc chức năng nhiệm vụ Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, nhất là hệ thống biểu mẫu, quy trình hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính để đăng tải tại bộ phận một cửa, cổng thông tin điện tử của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị; Phấn đấu giảm từ 30-50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo quy định chung;

- Tăng cường công tác đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền, để lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, Lãnh đạo UBND tỉnh, sở, ngành, huyện, thành duy trì lịch làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để trực tiếp chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thời gian sớm nhất.

2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tnh; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuống dưới 03 ngày, Quyết định chủ trương đầu tư cấp tỉnh không quá 25 ngày.

- Thực hiện đầy đủ nhất quán những cải cách quy định tại Luật Doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn thi hành về Khởi sự kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Chủ trì và phối hợp với cơ quan Thuế, Lao động, Bảo hiểm xã hội kết ni các thủ tục nhằm rút ngn thời gian Khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Thực hiện đăng tải lên Cổng thông tin Quốc gia về doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp đã và đang giải quyết thủ tục phá sản theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác đối thoại, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và tăng cường công tác quản lý nhà nước sau đăng ký kinh doanh.

- Thực hiện tốt việc giám sát đánh giá các dán đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giy chứng nhận đầu tư/Giy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao để nm bt những khó khăn, vướng mc của từng dự án trong quá trình triển khai thực hiện. Kiên quyết chấm dứt và thu hồi Chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án và chậm triển khai thực hiện dự án để bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện.

[...]