Kế hoạch 3834/KH-UBND năm 2020 về đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3834/KH-UBND
Ngày ban hành 12/10/2020
Ngày có hiệu lực 12/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Văn Hòa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3834/KH-UBND

Kon Tum, ngày 12 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ TRONG TÌNH HÌNH MỚI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Thực hiện Kế hoạch số 250/KH-BCA-V05 ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công an về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28 ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới giai đoạn 2020 - 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó tập trung đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.

2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và người dân tham gia bảo đảm an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

3. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và đấu tranh làm giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, tạo môi trường an ninh, an toàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Trong giai đoạn 2020 - 2025, tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

4.1. Công tác tuyên truyền:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức cho phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi và khu vực.

- Đến năm 2025, từ cấp tỉnh đến cấp xã xây dựng và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền; 100% báo cáo viên được tập huấn kiến thức cơ bản và kỹ năng tuyên truyền về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

4.2. Xây dựng mô hình, tổ chức quần chúng tự quản về an ninh, trật tự:

- Đến năm 2022, có trên 70% cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường có mô hình tự quản về an ninh, trật tự phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị mình.

- Đến năm 2025, có 100% các cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường có lực lượng tự quản đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng theo quy định.

4.3. Xây dựng cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường đảm bảo an toàn về an ninh, trật tự:

- Đến năm 2022, có trên 70% cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; đến năm 2025 có trên 80% số đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.

- Có 80% các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và cấp uỷ Đảng có Nghị quyết và xây dựng, ban hành Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự để thực hiện tại đơn vị, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh (từ bậc học trung học cơ sở trở lên) ký kết tham gia phòng, chống tội phạm.

4.4. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” - ngày 19/8 hàng năm:

- 90% cơ quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng“Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với các hình thức phù hợp, hiệu quả tại cơ sở.

- 70% các doanh nghiệp, nhà trường tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với các hoạt động thiết thực, hiệu quả và phong phú tại cơ sở.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định, Chiến lược, Chỉ thị, Kế hoạch... của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới giai đoạn 2020 - 2025(1).

2. Các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương các cấp xây dựng Kế hoạch hàng năm để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; cấp ủy Đảng, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên hiểu rõ về ý nghĩa của công tác phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm nâng cao ý thức cảnh giác và tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, đơn vị.

3. Tập trung phòng ngừa các nguyên nhân, điều kiện phát sinh dẫn đến tình trạng phức tạp về an ninh trật tự; kịp thời đấu tranh ngăn chặn, có giải pháp xử lý hiệu quả những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự gây bức xúc trong nội bộ cán bộ, công chức và người lao động, học sinh, sinh viên tại cơ quan, đơn vị, nhà trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều tra xử lý tin báo, tố giác tội phạm và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý tội phạm.

4. Đổi mới hình thức, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường cho phù hợp tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự. Nâng cao chất lượng phong trào ở các khu công nghiệp tập trung, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân; lồng ghép phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng... tại các đơn vị, địa phương tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa trong đời sống Nhân dân.

5. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Tiếp tục thực hiện tốt các Kế hoạch, Chương trình phối hợp đã ký kết giữa các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

6. Tăng cường củng cố, xây dựng lực lượng nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở (Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường) vững mạnh, hiệu quả làm hạt nhân trong việc tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại đơn vị, địa phương. Lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất chính trị để tham gia vào lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Quan tâm hỗ trợ đầu tư, mua sắm trang thiết bị, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho các lực lượng bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

7. Rà soát, đánh giá hiệu quả của các mô hình, điển hình tiên tiến về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; đồng thời, củng cố và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến hoạt động hiệu quả và loại bỏ các mô hình hoạt động kém hiệu quả.

[...]