Kế hoạch 3809/KH-UBND năm 2018 về phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025
Số hiệu | 3809/KH-UBND |
Ngày ban hành | 17/08/2018 |
Ngày có hiệu lực | 17/08/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Nguyễn Hữu Lập |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3809/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 17 tháng 8 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ điều kiện tự nhiên, nguồn lực thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
Nghề nuôi tôm tỉnh Bến Tre phát triển mạnh và khá lâu, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Mặc dù có thời gian thăng trầm, nhưng nghề nuôi tôm tỉnh nhà vẫn giữ vững tốc độ phát triển, nhờ con tôm làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhiều mô hình nuôi tôm UDCNC mới được áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực1. Bên cạnh đó các mô hình nuôi tôm sinh thái, tôm lúa, mô hình nuôi tôm càng xanh bán thâm canh đang được áp dụng để nâng cao năng suất, sản lượng, tăng giá trị con tôm, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tình hình, dịch bệnh trên thủy sản nuôi được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên vẫn phát sinh nhiều bệnh mới2 với tính chất ngày càng phức tạp, dễ lây lan và gây chết hàng loạt, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao và xâm nhập sâu.
Hoạt động sản xuất giống có nhiều chuyển biến tích cực, tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh Bến Tre có 67 cơ sở sản xuất tôm giống3, với tổng công suất khoảng 4 tỷ post/năm, trong đó, có 04 trại sản xuất giống có công suất hơn 400 triệu post/năm, các trại còn lại có quy mô nhỏ. Trên thực tế, sản lượng tôm giống sản xuất rất thấp4 nên người nuôi phải nhập giống với số lượng lớn từ ngoài tỉnh về phục vụ nuôi thủy sản, nhất là tôm nước lợ. Để góp phần đáp ứng nguồn con giống tại chỗ cho người nuôi trên địa bàn, Tỉnh có chính sách thu hút đầu tư xây dựng trại sản xuất giống có quy mô lớn, cụ thể như khu sản xuất giống tôm nước lợ của Công ty TNHH một thành viên Việt Úc - Bến Tre tại xã Bảo Thuận với diện tích 55 ha.
Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản đầu tư chưa đồng bộ (điện, hệ thống cấp thoát nước); một số tuyến đê ngăn mặn chưa được hoàn chỉnh.
Công tác quản lý chất lượng đầu vào và giám sát quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống còn gặp nhiều khó khăn5; hoạt động nuôi trồng, sản xuất giống tôm còn manh mún, hiệu quả không cao, năng suất không đáp ứng nhu cầu thực tế của nghề nuôi.
Trình độ kỹ thuật, khả năng quản lý của người nuôi còn thấp nên việc tiếp cận, cập nhật kiến thức chuyên môn còn hạn chế.
Người dân thiếu vốn đầu tư sản xuất; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi - cơ quan chức năng - doanh nghiệp trong giải quyết đầu vào cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm.
Toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản nhưng chủ yếu sản xuất mặt hàng như nghêu, cá tra đông lạnh; chưa chú trọng tập trung xây dựng thương hiệu cho tôm; thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp chủ yếu tập trung vào thị trường EU.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh, rủi ro cho nghề nuôi tôm ngày càng lớn; giá cả thức ăn phục vụ nuôi thủy sản tiếp tục gia tăng do nguồn nguyên liệu khan hiếm,...
1. Mục đích
Quán triệt nội dung, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp lĩnh vực ngành tôm trên địa bàn tỉnh Bến Tre góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
2. Yêu cầu
Kế hoạch phải cụ thể hóa được các nhiệm vụ như mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát triển ngành tôm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Kế hoạch là căn cứ để các cơ quan, sở, ban ngành và địa phương có liên quan trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch hành động, triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành tôm Bến Tre trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh nhà.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2018-2020 (phụ lục Ia, Ib, IIIa, VII đính kèm)
Phát triển ngành tôm theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với Đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Một số chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2020:
- Tổng diện tích nuôi tôm đạt 36.800 ha (tăng trưởng bình quân 0,41%/năm), trong đó, tôm nước lợ 35.000 ha; tôm càng xanh 1.800 ha.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3809/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 17 tháng 8 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ điều kiện tự nhiên, nguồn lực thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
Nghề nuôi tôm tỉnh Bến Tre phát triển mạnh và khá lâu, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Mặc dù có thời gian thăng trầm, nhưng nghề nuôi tôm tỉnh nhà vẫn giữ vững tốc độ phát triển, nhờ con tôm làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Nhiều mô hình nuôi tôm UDCNC mới được áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực1. Bên cạnh đó các mô hình nuôi tôm sinh thái, tôm lúa, mô hình nuôi tôm càng xanh bán thâm canh đang được áp dụng để nâng cao năng suất, sản lượng, tăng giá trị con tôm, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tình hình, dịch bệnh trên thủy sản nuôi được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên vẫn phát sinh nhiều bệnh mới2 với tính chất ngày càng phức tạp, dễ lây lan và gây chết hàng loạt, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao và xâm nhập sâu.
Hoạt động sản xuất giống có nhiều chuyển biến tích cực, tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh Bến Tre có 67 cơ sở sản xuất tôm giống3, với tổng công suất khoảng 4 tỷ post/năm, trong đó, có 04 trại sản xuất giống có công suất hơn 400 triệu post/năm, các trại còn lại có quy mô nhỏ. Trên thực tế, sản lượng tôm giống sản xuất rất thấp4 nên người nuôi phải nhập giống với số lượng lớn từ ngoài tỉnh về phục vụ nuôi thủy sản, nhất là tôm nước lợ. Để góp phần đáp ứng nguồn con giống tại chỗ cho người nuôi trên địa bàn, Tỉnh có chính sách thu hút đầu tư xây dựng trại sản xuất giống có quy mô lớn, cụ thể như khu sản xuất giống tôm nước lợ của Công ty TNHH một thành viên Việt Úc - Bến Tre tại xã Bảo Thuận với diện tích 55 ha.
Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản đầu tư chưa đồng bộ (điện, hệ thống cấp thoát nước); một số tuyến đê ngăn mặn chưa được hoàn chỉnh.
Công tác quản lý chất lượng đầu vào và giám sát quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống còn gặp nhiều khó khăn5; hoạt động nuôi trồng, sản xuất giống tôm còn manh mún, hiệu quả không cao, năng suất không đáp ứng nhu cầu thực tế của nghề nuôi.
Trình độ kỹ thuật, khả năng quản lý của người nuôi còn thấp nên việc tiếp cận, cập nhật kiến thức chuyên môn còn hạn chế.
Người dân thiếu vốn đầu tư sản xuất; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi - cơ quan chức năng - doanh nghiệp trong giải quyết đầu vào cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm.
Toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản nhưng chủ yếu sản xuất mặt hàng như nghêu, cá tra đông lạnh; chưa chú trọng tập trung xây dựng thương hiệu cho tôm; thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp chủ yếu tập trung vào thị trường EU.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh, rủi ro cho nghề nuôi tôm ngày càng lớn; giá cả thức ăn phục vụ nuôi thủy sản tiếp tục gia tăng do nguồn nguyên liệu khan hiếm,...
1. Mục đích
Quán triệt nội dung, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp lĩnh vực ngành tôm trên địa bàn tỉnh Bến Tre góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
2. Yêu cầu
Kế hoạch phải cụ thể hóa được các nhiệm vụ như mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát triển ngành tôm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Kế hoạch là căn cứ để các cơ quan, sở, ban ngành và địa phương có liên quan trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch hành động, triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành tôm Bến Tre trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh nhà.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2018-2020 (phụ lục Ia, Ib, IIIa, VII đính kèm)
Phát triển ngành tôm theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với Đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Một số chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2020:
- Tổng diện tích nuôi tôm đạt 36.800 ha (tăng trưởng bình quân 0,41%/năm), trong đó, tôm nước lợ 35.000 ha; tôm càng xanh 1.800 ha.
- Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 62.810 tấn (tăng trưởng bình quân 6%/năm), trong đó, tôm nước lợ 62.000 tấn; tôm càng xanh 810 tấn.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 30 triệu USD (tăng trưởng bình quân đạt 9,54%/năm).
b) Giai đoạn 2020 - 2025 (phụ lục IIa, IIb, IIIb, VII đính kèm)
Ngành công nghiệp tôm ứng dụng công nghệ cao được hình thành tại các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm quảng canh, tôm lúa, tôm rừng được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Một số chỉ tiêu cụ thể, đến năm 2025:
- Tổng diện tích nuôi tôm đạt 37.420 ha (tăng trưởng bình quân 0,33%/năm), trong đó, tôm nước lợ 35.520 ha; tôm càng xanh 1.900 ha.
- Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 97.655 tốn (tăng trưởng bình quân đạt 9,23%/năm, trong đó, tôm nước lợ 96.740 tấn; tôm càng xanh 915 tấn.
- Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 53 triệu USD (tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm).
Xây dựng vùng nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao tập trung theo tiêu chuẩn GAP, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước gắn với truy xuất nguồn gốc; cải tiến quy trình nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa để nâng cao năng suất, tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển ngành tôm gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng và xây dựng các thương hiệu sản phẩm tôm theo từng đối tượng, phương thức nuôi.
Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị.
Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Rà soát hoàn chỉnh quy hoạch, công bố quy hoạch đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển nhanh, mạnh các đối tượng có thị trường tốt, nhân rộng và phát triển mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, nuôi 2 giai đoạn để nâng cao năng suất, sản lượng và phát triển bền vững.
1. Nhiệm vụ
a) Đối với tôm nước lợ nuôi thâm canh, bán thâm canh
Rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi theo hướng công nghệ cao; tập trung phát triển nhanh, mạnh đối với tôm sú, tôm chân trắng có thị trường tốt, nhân rộng và phát triển mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, nuôi 2 giai đoạn để nâng cao năng suất, sản lượng và phát triển bền vững. Đến năm 2025, nâng cao năng suất mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh đạt: 15 tấn/ha mặt nước/vụ, tôm sú 8 tấn/ha mặt nước/vụ; nuôi tôm 2 giai đoạn đạt 80-90 tấn/ha mặt nước/vụ.
Đầu tư xây dựng hệ thống điện 3 pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho các vùng sản xuất tôm sú, tôm chân trắng siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại các xã nuôi tôm trọng điểm trên địa bàn 3 huyện ven biển.
Sản xuất giống tôm nước lợ chất lượng cao đạt 60% nhu cầu nuôi (8 tỷ tôm giống) vào năm 2025.
Chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới trong nuôi tôm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu con tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh.
b) Đối với tôm nước lợ nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng (sinh thái)
Hình thành các vùng nuôi tôm sinh thái có quy mô lớn trên địa bàn 3 huyện: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất tôm sinh thái.
Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Năm 2025, năng suất trung bình tôm quảng canh, tôm lúa đạt từ 300-500kg/ ha/năm, tôm sinh thái đạt trên 750kg/ha/năm.
Chọn tạo và sản xuất đủ tôm sú giống chất lượng cao (1,7 tỷ tôm giống) vào năm 2025.
Chứng nhận vùng nuôi tôm sinh thái trên địa bàn tỉnh.
c) Đối với nuôi tôm càng xanh
Rà soát quy hoạch và đầu tư cải thiện hạ tầng vùng nuôi tôm càng xanh tập trung tại huyện Thạnh Phú.
Tổ chức nuôi thương phẩm tôm càng xanh với năng suất và chất lượng ổn định, hiệu quả và bền vững.
Xây dựng quy trình nuôi thâm canh để nâng cao năng suất, sản lượng làm nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu.
Hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của các trại sản xuất giống tại địa phương.
Sản xuất cung ứng giống tôm càng xanh đảm bảo chất lượng và đủ số lượng (300 triệu tôm giống) phục vụ nuôi thương phẩm vào năm 2025.
Xây dựng chỉ dẫn địa lý con tôm càng xanh huyện Thạnh Phú.
d) Đối với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tôm
Kêu gọi đầu tư 2 - 3 nhà máy chế biến tôm (đến năm 2020 đầu tư 1 đến 2 nhà máy; đến năm 2025 đầu tư thêm 1 nhà máy); rà soát, phát triển công suất, công nghệ chế biến tôm phù hợp với năng lực sản xuất tôm nguyên liệu và đáp ứng với thị trường tiêu thụ.
Áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ mới vào khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản các loại sản phẩm tôm để tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng.
Quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu mua tôm nguyên liệu; kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, ngăn chặn hữu hiệu các hoạt động bơm tạp chất vào sản phẩm tôm.
Duy trì các thị trường hiện tại và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.
2. Giải pháp thực hiện
a) Về tổ chức và quản lý sản xuất
Tiếp tục triển khai tốt Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 25/4/2017 về việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025; Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2030.
Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết các hộ nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian.
Chuyển đổi cơ cấu một số vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành vùng nuôi thủy sản chuyên canh, phù hợp với quy hoạch, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Kiểm tra, kiểm soát hệ thống sản xuất và phân phối con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ ngành tôm trên địa bàn toàn tỉnh, quan trắc môi trường và kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi tập trung.
Vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường tại các vùng nuôi tập trung; thay thế dần việc sử dụng hóa chất sang sử dụng chế phẩm sinh học; hạn chế tối đa hoặc không sử dụng thuốc, kháng sinh trong nuôi tôm biển.
Tạo điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận, ký hợp đồng liên kết trực tiếp với các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để cung cấp sản phẩm đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra nhằm hạn chế các khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho cả người nuôi và doanh nghiệp.
b) Về khoa học công nghệ và khuyến ngư
Phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ mang tính đột phá phù hợp với từng khâu của chuỗi sản xuất vật tư (giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm xử lý môi trường, thiết bị), nuôi thương phẩm, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tôm.
Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản nhằm thay thế phương pháp nuôi trồng truyền thống; chuyển giao cho người dân về giống, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, giá trị chất lượng sản phẩm; xây dựng các mô hình trình diễn thí điểm, hoàn thiện quy trình nuôi để chuyển giao cho nông dân.
Tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất thành công trong thực tiễn như mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, mô hình nuôi tôm trong nhà kín, sử dụng chế phẩm sinh học trong ao tôm nuôi sinh thái,...để phổ biến, tuyên truyền và nhân rộng.
Ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới vào quản lý ngành tôm; áp dụng công nghệ tin học, viễn thám để quản lý môi trường, dịch bệnh và các khâu trong chuỗi sản xuất ở các vùng nuôi tập trung.
Củng cố mạng lưới khuyến ngư cơ sở có nghiệp vụ và chuyên môn sâu để hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - công nghệ vào nuôi tôm biển; đào tạo cho người lao động trực tiếp sản xuất tại các hộ dân, trang trại, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật nuôi tôm và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh...
c) Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi tôm biển tập trung; ưu tiên thực hiện các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát nước đối với các vùng nuôi tôm tập trung, vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại 3 huyện: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
Đầu tư mở rộng khu sản xuất giống tập trung huyện Bình Đại, khuyến khích các doanh nghiệp có uy tín đầu tư sản xuất giống tôm nước lợ có chất lượng tại tỉnh để đáp ứng nhu cầu của người nuôi tôm.
Tiếp tục hướng dẫn người dân đầu tư hoàn chỉnh hệ thống ao nuôi, trại sản xuất giống tôm biển theo đúng quy trình kỹ thuật.
Đầu tư hệ thống điện 3 pha vùng nuôi tôm tập trung, đặc biệt đối với các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.
d) Về phòng chống dịch bệnh
Xây dựng và triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản và Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản các cấp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, dịch bệnh.
Tăng cường tuyên truyền vận động người dân không xả chất thải, mầm bệnh chưa qua xử lý theo quy định ra môi trường tự nhiên, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
đ) Về cơ chế, chính sách
Chính sách về khoa học công nghệ:
- Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất ở các khâu của chuỗi giá trị tôm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và hợp tác với các cơ quan nghiên cứu công lập để tận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực, từ đó đẩy nhanh tiến độ trong nghiên cứu công nghệ phát triển ngành tôm (đặc biệt các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nhà máy chế biến tôm tại tỉnh).
Triển khai và thực hiện tốt các chính sách giao, cho thuê sử dụng đất, mặt nước để nuôi tôm; chính sách về tín dụng.
Triển khai và thực hiện tốt kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm tôm biển giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2025 trên địa bàn 3 huyện ven biển.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các quy định hiện hành:
- Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ;
- Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản…;
- Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Nghị Quyết Số 07/2016/NQ-HĐND, ngày 03 tháng 8 năm 2016 về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
- Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về chính sách hỗ trợ tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
e) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm
Sắp xếp, tổ chức, củng cố, nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển ngành tôm; có chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên ngành; đảm bảo quyền lợi của người lao động, có chính sách chăm lo đời sống cho công nhân để công nhân gắn bó làm việc lâu dài cho doanh nghiệp.
Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn trong nuôi tôm thương phẩm để người sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới.
g) Huy động nguồn vốn thực hiện
Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, gắn với nguồn vốn của các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt và đang triển khai để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đảm bảo người nuôi có đủ vốn sản xuất; huy động và sử dụng tối đa hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư, vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi, phát huy cao các nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn hợp pháp từ bên ngoài (bao gồm vốn của trung ương, quốc tế, vốn của các địa phương...).
Xây dựng kế hoạch bố trí tăng kinh phí ngân sách hàng năm, hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghệ hiện đại, nhất là hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm.
Nhu cầu sử dụng vốn ngân sách: xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng như kênh cấp thoát nước vùng nuôi tôm, các khu sản xuất giống tập trung, quy hoạch vùng nuôi, lưới điện, giao thông; tăng cường cho công tác khuyến ngư, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại,...
Nhu cầu sử dụng vốn huy động từ các thành phần kinh tế: thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư các dự án thuộc danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư theo quy hoạch và các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng sinh lợi như hạ tầng khu chế biến tập trung.
h) Danh mục các Chương trình, Đề tài, Dự án đầu tư phục vụ phát triển ngành tôm (Phụ lục IV, V, VI đính kèm)
Tổng kinh phí thực hiện dự toán 2.600,96 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 1.982,92 tỷ đồng (trung ương 1.488,84 tỷ đồng; địa phương 494,08 tỷ đồng); vốn khác 618,04 tỷ đồng). Cụ thể, phân kỳ:
- Giai đoạn 2018 - 2020: 833,99 tỷ đồng (ngân sách trung ương 472,33 tỷ đồng; ngân sách địa phương 153,69 tỷ đồng; vốn khác 207,98 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2021 - 2025: 1.766,97 tỷ đồng (ngân sách trung ương 1.016,51 tỷ đồng; ngân sách địa phương 340,39 tỷ đồng; vốn khác 410,06 tỷ đồng).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025.
Xây dựng, triển khai thực hiện đồng thời tổ chức rà soát, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển ngành tôm phù hợp với tiềm năng, định hướng phát triển để đạt các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển ngành tôm tại phụ lục I, II, III, VII.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; tổng kết, đánh giá các mô hình sản xuất tôm hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền đến người nuôi nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung cục bộ quy hoạch nuôi tôm nước lợ (chú trọng quy hoạch nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, nuôi hai giai đoạn) trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi theo công nghệ cao (từ quy trình nuôi đến xử lý chất thải, nước thải, nhất là vỏ tôm); đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động người dân có đủ điều kiện, nguồn lực chuyển đổi và ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm.
Rà soát, cải tiến quy trình và xây dựng mô hình trình diễn nuôi hai giai đoạn đối với nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa,...
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các cơ sở sản xuất từ giống sạch bệnh, đến nuôi an toàn và tham gia chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành tôm của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.
Chỉ đạo tăng cường hoạt động quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung; giám sát, kiểm soát chặt chẽ bệnh dịch trên tôm nuôi; kiểm soát và quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thu gom, chế biến sản phẩm tôm theo thẩm quyền.
Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo, xúc tiến thương mại; các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, phục vụ sự nghiệp phát triển ngành tôm đến năm 2025.
Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án được giao tại phụ lục IV của Kế hoạch này.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách có liên quan để phát triển ngành tôm của tỉnh.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo định kỳ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành tôm tại tỉnh.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành có liên quan thực hiện việc huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư, hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm.
Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc xác định danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ để phát triển ngành tôm theo định hướng được phê duyệt ở Phụ lục IV.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu sản phẩm tôm Bến Tre.
3. Sở Công thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan:
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường trong và ngoài nước; tổ chức thông tin thị trường, giá cả cho các cơ quan, doanh nghiệp, người sản xuất có liên quan (đặc biệt là người nuôi tôm).
- Xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; báo cáo kịp thời các rào cản thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại và tham mưu đề xuất giải pháp tháo gỡ đối với sản phẩm tôm.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan:
- Huy động các nguồn vốn để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành tôm đến năm 2025.
- Phân bổ kịp thời các nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được phê duyệt.
- Đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực (bao gồm vốn ODA) để xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển ngành tôm.
- Thẩm định các chương trình, đề án, dự án và ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống và vùng nuôi tôm tập trung trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh.
- Đề xuất phương án đảm bảo phân bổ kịp thời nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được thẩm định, phê duyệt.
5. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện của địa phương nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và dịch vụ hậu cần phát triển ngành tôm của tỉnh.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách cho các dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung và các nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên.
Bố trí kịp thời vốn theo tình hình thực tế để thực hiện các chương trình, đề án và dự án trong kế hoạch này.
Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các dự án đầu tư hạ tầng ngành điện tại các vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp tập trung.
Hướng dẫn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề án và dự án trong kế hoạch này.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Nghiên cứu kiến nghị sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nuôi tôm công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch vay vốn ngân hàng.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện giao và cho thuê đất, mặt nước cho tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất tôm theo quy hoạch; hướng dẫn xử lý môi trường và kiểm tra, xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và bảo vệ môi trường ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất ngành tôm.
Xây dựng, đề xuất các phương án, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể tác động đến ngành tôm.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại chủ động nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay phát triển ngành tôm của địa phương, trong đó thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu tôm theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên; xem xét áp dụng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đối với các dự án sản xuất tôm ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện của các chi nhánh ngân hàng thương mại, đặc biệt về hạn mức, lãi suất và thời hạn cho vay, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng và nhu cầu, hiệu quả của dự án sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức thống kê, theo dõi, khảo sát đánh giá tình hình cho vay phát triển ngành tôm trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề khó khăn, vướng mắc, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho phát triển ngành tôm.
8. Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre
Tiếp tục rà soát, tranh thủ nguồn lực từ trung ương để sớm hoàn thành việc đầu tư hệ thống điện 3 pha điện phục vụ vùng nuôi thủy sản tập trung, đặc biệt là vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt các đề tài, dự án trên địa bàn; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư và xây dựng phát triển ngành tôm trên địa bàn; nghiên cứu triển khai các giải pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu Kế hoạch này. Căn cứ các chỉ tiêu về ngành tôm được phân bổ trong Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan phối hợp triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH TÔM NƯỚC LỢ CÁC HUYỆN ĐẾN
NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
ĐVT: Ha
TT |
HUYỆN |
Tổng diện tích (ha) |
DT Tôm sú |
Tôm sú |
DT Tôm chân trắng thâm canh |
|||
Quảng canh |
Tôm lúa |
Tôm rừng |
Sú thâm canh |
|||||
1 |
Bình Đại |
15,500 |
10,800 |
7,500 |
400 |
2,100 |
800 |
4,700 |
2 |
Ba Tri |
5,350 |
2,850 |
1,500 |
|
750 |
600 |
2,500 |
3 |
Thạnh Phú |
14,000 |
11,350 |
9,600 |
5,030 |
1,150 |
600 |
2,650 |
4 |
Giồng Trôm |
100 |
- |
- |
|
|
- |
100 |
5 |
Mỏ Cày Nam |
50 |
- |
- |
|
|
- |
50 |
TỔNG CỘNG |
35,000 |
25,000 |
18,600 |
5,430 |
4,000 |
2,000 |
10,000 |
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG TÔM NƯỚC LỢ CÁC HUYỆN ĐẾN
NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
ĐVT: Tấn
TT |
HUYỆN |
Tổng sản lượng (tấn) |
SL Tôm sú |
Tôm sú |
SL Tôm chân trắng |
|||
Quảng canh |
Tôm-lúa |
Tôm rừng |
Sú thâm canh |
|||||
1 |
Bình Đại |
25,540 |
3,240 |
1,500 |
40 |
300 |
1,400 |
22,300 |
2 |
Ba Tri |
15,540 |
1,540 |
380 |
|
110 |
1,050 |
14,000 |
3 |
Thạnh Phú |
20,120 |
4,620 |
2,800 |
600 |
170 |
1,050 |
15,500 |
4 |
Giồng Trôm |
600 |
- |
- |
- |
- |
- |
600 |
5 |
Mỏ Cày Nam |
200 |
- |
- |
- |
- |
- |
200 |
TỔNG CỘNG |
62,000 |
9,400 |
4,680 |
640 |
580 |
3,500 |
52,600 |
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH TÔM NƯỚC LỢ CÁC HUYỆN ĐẾN NĂM
2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
ĐVT: Ha
TT |
HUYỆN |
Tổng diện tích (ha) |
DT Tôm sú |
Tôm sú |
DT tôm chân trắng thâm canh |
|||
Quảng canh |
Tôm- lúa |
Tôm rừng |
Sú thâm canh |
|||||
1 |
Bình Đại |
17,100 |
10,600 |
7,000 |
400 |
2,100 |
1,100 |
6,500 |
2 |
Ba Tri |
4,945 |
2,645 |
1,200 |
|
745 |
700 |
2,300 |
3 |
Thạnh Phú |
13,305 |
10,755 |
8,907 |
5,030 |
1,148 |
700 |
2,550 |
4 |
Giồng Trôm |
120 |
- |
- |
|
|
- |
120 |
5 |
Mỏ Cày Nam |
50 |
- |
- |
|
|
- |
50 |
TỔNG CỘNG |
35,520 |
24,000 |
17,107 |
5,430 |
3,993 |
2,500 |
11,520 |
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG TÔM NƯỚC LỢ CÁC HUYỆN ĐẾN
NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
ĐVT: Tấn
TT |
HUYỆN |
Tổng sản lượng (tấn) |
SL tôm sú |
Tôm sú |
SL tôm chân trắng |
|||
Quảng canh |
Tôm- lúa |
Tôm rừng |
Sú thâm canh |
|||||
1 |
Bình Đại |
47,830 |
3,830 |
1,100 |
80 |
370 |
2,280 |
44,000 |
2 |
Ba Tri |
23,030 |
2,030 |
200 |
- |
150 |
1,680 |
21,000 |
3 |
Thạnh Phú |
25,180 |
4,180 |
1,400 |
900 |
200 |
1,680 |
21,000 |
4 |
Giồng Trôm |
500 |
- |
- |
- |
- |
- |
500 |
5 |
Mỏ Cày Nam |
200 |
- |
- |
- |
- |
- |
200 |
TỔNG CỘNG |
96,740 |
10,040 |
2,700 |
980 |
720 |
5,640 |
86,700 |
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM CÀNG XANH CÁC
HUYỆN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
TT |
HUYỆN |
Tôm càng xanh |
|
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
||
1 |
Bình Đại |
150 |
105 |
2 |
Ba Tri |
50 |
35 |
3 |
Thạnh Phú |
600 |
420 |
4 |
Giồng Trôm |
440 |
110 |
5 |
Mỏ Cày Nam |
350 |
88 |
6 |
Châu Thành |
50 |
13 |
7 |
Mỏ Cày Bắc |
100 |
25 |
8 |
Chợ Lách |
15 |
4 |
9 |
TP. Bến Tre |
45 |
11 |
TỔNG CỘNG |
1,800 |
810 |
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM CÀNG XANH CÁC
HUYỆN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
TT |
HUYỆN |
Tôm càng xanh |
|
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
||
1 |
Bình Đại |
150 |
113 |
2 |
Ba Tri |
80 |
60 |
3 |
Thạnh Phú |
650 |
488 |
4 |
Giồng Trôm |
460 |
115 |
5 |
Mỏ Cày Nam |
350 |
88 |
6 |
Châu Thành |
50 |
13 |
7 |
Mỏ Cày Bắc |
100 |
25 |
8 |
Chợ Lách |
15 |
4 |
9 |
TP. Bến Tre |
45 |
11 |
TỔNG CỘNG |
1,900 |
915 |
DANH MỤC ĐỀ TÀI - DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
TT |
Danh mục |
Mục tiêu |
Địa điểm |
Qui mô |
Cơ quan quản lý |
Cơ quan phối hợp |
Vốn dự kiến |
Nguồn vốn (ĐVT: Tỷ đồng) |
||
Trung ương |
Địa phương |
Khác |
||||||||
I |
GIAI ĐOẠN 2018-2020 |
|
|
|
|
14.93 |
6.00 |
3.43 |
5.50 |
|
1 |
Dự án ứng dụng công nghệ nuôi tôm chân trắng 2 giai đoạn |
Qui trình công nghệ nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi cho người dân |
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú |
1 ha/huyện |
Sở KH và CN |
- Doanh nghiệp NTTS - UBND các huyện biển |
3.00 |
|
1.50 |
1.50 |
2 |
Dự án nuôi tôm sú quảng canh tăng năng suất |
Cải thiện năng suất nuôi tôm quãng canh từ 150kg/ha lên 400 kg/ha |
Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú |
10 ha/huyện |
Sở KH và CN |
UBND các huyện biển |
1.50 |
|
1.50 |
|
3 |
Đánh giá diễn biến môi trường khu vực nuôi TCT và đề xuất giải pháp khắc phục |
Kiểm soát mức độ ô nhiễm và tìm giải pháp hữu hiệu để hạn chế ô nhiễm |
Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú |
5-15 điểm/huyện |
Sở KH và CN |
- Các Viện, Trường |
6.00 |
6.00 |
|
|
4 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm rừng huyện Thạnh Phú |
Cải thiện năng suất loại hình nuôi tôm -rừng từ 150kg/ha lên 300 kg/ha |
Thạnh Phú |
30 ha |
Sở NN và PTNT |
UBND Thạnh Phú UBND các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thạnh |
0.60 |
|
|
0.60 |
5 |
Xây dựng chứng nhận 1000 ha vùng nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn |
Xây dựng thương hiệu tôm chứng nhận đạt chuẩn quốc tế |
Thạnh Phú |
1000 ha |
Sở NN và PTNT |
UBND huyện Thạnh Phú |
1.00 |
|
|
1.00 |
6 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm biển theo hướng an toàn sinh học |
Nguồn tôm thương phẩm đảm bảo ATTP, hạn chế sử dụng thuốc hóa chất trong NTTS |
Thạnh Phú |
09 ha |
Sở NN và PTNT |
UBND huyện Thạnh Phú |
2.00 |
|
|
2.00 |
7 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm sú - lúa |
Cải thiện năng suất loại hình nuôi tôm -lúa từ 150kg/ha lên 400 kg/ha |
Thạnh Phú |
50 ha |
Sở NN và PTNT |
UBND huyện Thạnh Phú |
0.30 |
|
|
0.30 |
8 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa |
Tăng năng suất, sản lượng tôm càng xanh |
Thạnh Phú |
50 ha |
Sở NN và PTNT |
UBND huyện Thạnh Phú |
0.50 |
|
0.40 |
0.10 |
9 |
Xây dựng thương hiệu con tôm biển |
Tăng giá trị con tôm biển trên thị trường |
Toàn tỉnh |
|
Sở Khoa học Và Công nghệ |
Sở NN và PTNT, UBND huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú và Giồng Trôm |
0.03 |
|
0.03 |
|
II |
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
|
|
|
|
9.80 |
- |
3.50 |
6.30 |
|
1 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm lúa |
Cải thiện năng suất loại hình nuôi tôm -lúa từ 150kg/ha lên 400 kg/ha |
Thạnh Phú |
50 ha |
Sở NN và PTNT |
UBND Thạnh Phú UBND các xã An Nhơn, An Điền, An Qui, An Thuận, Mỹ An |
0.30 |
|
|
0.30 |
2 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm biển theo hướng an toàn sinh học |
Nguồn tôm thương phẩm đảm bảo ATTP, hạn chế sử dụng thuốc hóa chất trong NTTS |
Thạnh Phú |
09 ha |
Sở NN và PTNT |
UBND huyện Thạnh Phú |
2.00 |
|
|
2.00 |
3 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú |
Tăng năng suất tôm từ 10 tấn/ ha lên 80 tấn/ha |
huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú |
15 ha |
Sở NN và PTNT |
Sở KH và CN; UBND huyện |
7.00 |
|
3.00 |
4.00 |
4 |
Xây dựng chỉ dẫn địa lý con tôm càng xanh |
Tăng giá trị con tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh |
Thạnh Phú |
5.030 ha |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN và PTNT, UBND huyện Thạnh Phú |
0.50 |
|
0.50 |
|
TỔNG CỘNG |
24.73 |
6.00 |
6.93 |
11.80 |
HỆ THỐNG ĐIỆN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
TT |
Danh mục |
Địa điểm |
Chủ dự án |
Cơ quan phối hợp |
Vốn dự kiến |
Nguồn vốn (ĐVT: tỷ đồng) |
||
Trung ương |
Địa phương |
DN/TN |
||||||
I |
GIAI ĐOẠN 2018-2020 |
|
|
|
200.00 |
185.00 |
15.00 |
- |
1 |
Đầu tư mới và nâng cấp tuyến điện trung thế dọc đê biển |
Huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND các huyện biển |
80.00 |
80.00 |
|
|
2 |
Đầu tư mới tuyến điện trung thế ven đê sông Hàm Luông thuộc địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú |
huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND các huyện MCN, Thạnh Phú |
22.00 |
22.00 |
|
|
3 |
Đầu tư mới tuyến điện trung thế ven đê sông Hàm Luông trên địa bàn huyện Ba Tri |
huyện Ba Tri |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Ba Tri |
7.00 |
5.00 |
2.00 |
|
4 |
Đầu tư mới tuyến điện trung thế đê sông Hàm Luông, cải tạo nâng công suất, hạ thế điện 3 pha vào vùng nuôi tôm trên Cồn Linh, Cồn lá huyện Giồng Trôm |
Huyện Giồng Trôm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Giồng Trôm |
6.00 |
4.00 |
2.00 |
|
5 |
Cải tạo nâng công suất, bổ sung tuyến điện trung thế 3 pha trên đê sông Cổ Chiên thuộc huyện Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú |
Huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND các huyện MCN, Thạnh Phú |
10.00 |
7.00 |
3.00 |
|
6 |
Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã An Thuận, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải |
Huyện Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Thạnh Phú |
10.00 |
7.00 |
3.00 |
|
7 |
Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, An Hòa Tây, Vĩnh An, Tân Thủy |
Huyện Ba Tri |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Ba Tri |
10.00 |
7.00 |
3.00 |
|
8 |
Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Định Trung, Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị, Thạnh Phước và Thừa Đức huyện Bình Đại |
Huyện Bình Đại |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Bình Đại |
5.00 |
3.00 |
2.00 |
|
9 |
Cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối nuôi trồng thủy hải sản tỉnh Bến Tre (Xây dựng mới tuyến điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp; Cải tạo và nâng cấp đường dây hạ thế, nâng cấp trạm biến áp) |
huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú |
50.00 |
50.00 |
|
|
II |
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
|
|
|
132.30 |
119.30 |
13.00 |
- |
1 |
Đầu tư mới tuyến điện trung thế ven đê sông Hàm Luông trên địa bàn huyện Ba Tri |
huyện Ba Tri |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Ba Tri |
6.00 |
4.00 |
2.00 |
|
2 |
Đầu tư mới tuyến điện trung thế đê sông Hàm Luông, cải tạo nâng công suất, hạ thế điện 3 pha vào vùng nuôi tôm trên Cồn Linh, Cồn lá huyện Giồng Trôm |
Huyện Giồng Trôm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Giồng Trôm |
6.00 |
4.00 |
2.00 |
|
3 |
Cải tạo nâng công suất, bổ sung tuyến điện trung thế 3 pha trên đê sông Cổ Chiên thuộc huyện Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú |
Huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND các huyện MCN, Thạnh Phú |
5.00 |
3.00 |
2.00 |
|
4 |
Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã An Thuận, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải |
Huyện Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Thạnh Phú |
10.00 |
7.00 |
3.00 |
|
5 |
Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, An Hòa Tây, Vĩnh An, Tân Thủy |
Huyện Ba Tri |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Ba Tri |
10.00 |
7.00 |
3.00 |
|
6 |
Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Định Trung, Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị, Thạnh Phước và Thừa Đức huyện Bình Đại |
Huyện Bình Đại |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Bình Đại |
4.00 |
3.00 |
1.00 |
|
7 |
Cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối nuôi trồng thủy hải sản tỉnh Bến Tre (Xây dựng mới tuyến điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp; Cải tạo và nâng cấp đường dây hạ thế, nâng cấp trạm biến áp) |
huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Công ty Điện lực Bến Tre; - UBND huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú |
91.30 |
91.30 |
|
|
TỔNG CỘNG |
332.30 |
304.30 |
28.00 |
- |
DANH MỤC HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
STT |
Danh mục dự án |
Địa điểm |
Chủ đầu tư |
Cơ quan phối hợp |
Vốn dự kiến |
Nguồn vốn (ĐVT: Tỷ đồng) |
||
Trung ương |
Địa phương |
DN/TN |
||||||
A |
HẠ TẦNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN |
803.97 |
733.97 |
70.00 |
- |
|||
I |
GIAI ĐOẠN 2018-2020 |
104.99 |
104.99 |
- |
- |
|||
1 |
Dự án hạ tầng tái cơ cấu vùng nuôi tôm lúa xã Mỹ An huyện Thạnh Phú |
huyện Thạnh Phú |
Ban quản lý dự án huyện Thạnh Phú |
- Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT; - UBND Thạnh Phú; - Sở NN và PTNT |
104.99 |
104.99 |
|
|
II |
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
698.98 |
628.98 |
70.00 |
- |
|||
1 |
Hạ tầng vùng nuôi thủy sản huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre |
huyện Bình Đại |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- UBND Bình Đại; - Sở NN và PTNT; - Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT |
82.98 |
79.98 |
3.00 |
|
2 |
Dự án đầu tư CSHT Thủy lợi Thạnh Phước, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị huyện Bình Đại |
huyện Bình Đại |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT. |
- UBND Bình Đại; - Sở NN và PTNT; - Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT |
107.00 |
80.00 |
27.00 |
|
3 |
Dự án đầu tư hạ tầng thủy lợi Bình Thới, Bình Thắng huyện Bình Đại |
huyện Bình Đại |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- UBND Bình Đại; - Sở NN và PTNT; - Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT |
109.00 |
109.00 |
|
|
4 |
Xây dựng CSHT NTTS tập trung xã An Hiệp huyện Ba Tri |
huyện Giồng Trôm, Ba Tri |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - Sở NN và PTNT - Sở TN và MT; - UBND huyện Ba Tri |
100.00 |
90.00 |
10.00 |
|
5 |
Dự án đầu tư CSHT vùng nuôi tôm UDCN cao Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy huyện Ba Tri |
huyện Ba Tri |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT; - Sở NN và PTNT - UBND huyện Ba Tri |
100.00 |
90.00 |
10.00 |
|
6 |
Dự án đầu tư CSHT vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao Thừa Đức, Thới Thuận, Thạnh Phước, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị huyện Bình Đại |
huyện Bình Đại |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT; - UBND Bình Đại; - Sở NN và PTNT |
100.00 |
90.00 |
10.00 |
|
7 |
Dự án đầu tư CSHT vùng nuôi tôm UDCNC các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, An Điền, Giao Thạnh huyện Thạnh Phú |
huyện Thạnh Phú |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - UBND Thạnh Phú; - Sở NN và PTNT; - Sở TN và MT |
100.00 |
90.00 |
10.00 |
|
B |
DỰ ÁN HỖ TRỢ (WB9) |
839.96 |
444.57 |
389.15 |
6.24 |
|||
|
GIAI ĐOẠN 2018-2020 |
314.07 |
176.34 |
135.26 |
2.48 |
|||
1 |
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hợp phần III, dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn WB |
huyện Thạnh Phú |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT; - Sở NN và PTNT - UBND Thạnh Phú |
158.840 |
68.90 |
88.98 |
0.960 |
2 |
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri- tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hợp phần III, dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn WB |
huyện Ba Tri |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT; - Sở NN và PTNT - UBND huyện Ba Tri |
155.227 |
107.435 |
46.28 |
1.515 |
|
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
525.89 |
268.23 |
253.89 |
3.76 |
|||
1 |
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hợp phần III, dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn WB |
huyện Thạnh Phú |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT; - Sở NN và PTNT - UBND Thạnh Phú |
370.664 |
160.796 |
207.620 |
2.248 |
2 |
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri- tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hợp phần III, dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn WB |
huyện Ba Tri |
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT |
- Sở KH và ĐT; - Sở TN và MT; - Sở NN và PTNT - UBND huyện Ba Tri |
155.224 |
107.435 |
46.274 |
1.515 |
C |
DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN |
600.00 |
- |
- |
600.00 |
|||
I |
GIAI ĐOẠN 2018-2020 |
200.00 |
- |
- |
200.00 |
|||
|
Kêu gọi Đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến tôm tại tỉnh |
|
Doanh nghiệp |
Sở KH và ĐT; Sở NN và PTNT; Sở Công Thương. |
200.00 |
|
|
200.00 |
II |
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
400.00 |
- |
- |
400.00 |
|||
|
Kêu gọi Đầu tư xây dựng 2 nhà máy chế biến tôm tại tỉnh |
|
Doanh nghiệp |
Sở KH và ĐT; Sở NN và PTNT; Sở Công Thương. |
400.00 |
|
|
400.00 |
TỔNG CỘNG |
2,243.93 |
1,178.54 |
459.15 |
606.24 |
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm
2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
TT |
Danh mục |
ĐVT |
Năm 2018 |
Năm 2020 |
Năm 2025 |
Tăng trưởng giai đoạn 2018-2020 |
Tăng trưởng giai đoạn 2020-2025 |
I |
Diện tích |
Ha |
36,500 |
36,800 |
37,420 |
0.41 |
0.33 |
1 |
Tôm sú |
" |
25,500 |
25,500 |
24,000 |
0.00 |
-1.21 |
|
- QC, QCCT |
" |
23,500 |
23,000 |
21,500 |
-1.07 |
-1.34 |
|
- TC, BTC |
" |
2,000 |
2,500 |
2,500 |
11.80 |
0.00 |
2 |
Tôm chân trắng |
" |
9,500 |
9,500 |
11,520 |
0.00 |
3.93 |
3 |
Tôm càng xanh |
" |
1,500 |
1,800 |
1,900 |
9.54 |
1.09 |
II |
Sản lượng |
Tấn |
55,900 |
62,810 |
97,655 |
6.00 |
9.23 |
1 |
Tôm sú |
" |
7,200 |
9,400 |
10,040 |
14.26 |
1.33 |
|
- QC, QCCT |
" |
4,500 |
5,900 |
4,400 |
14.50 |
-5.70 |
|
- TC, BTC |
" |
2,700 |
3,500 |
5,640 |
13.86 |
10.01 |
2 |
Tôm chân trắng |
" |
48,000 |
52,600 |
86,700 |
4.68 |
10.51 |
3 |
Tôm càng xanh |
" |
700 |
810 |
915 |
7.57 |
2.47 |
III |
Kim ngạch xuất khẩu |
Tr.USD |
25 |
30 |
53 |
9.54 |
12.05 |
1 Năng suất mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh đạt 8-10 tấn/ha/vụ; tôm sú 5,5-6 tấn/ha/vụ, quãng canh, tôm lúa từ 200-250kg/ha/năm, nuôi tôm 2 giai đoạn với năng suất rất cao, đạt khoảng 180 tấn/ha/mặt nước nuôi/năm
2 Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh vi bào tử trùng, đốm trắng trên tôm; bệnh vàng da, gan thận mủ trên cá tra, bệnh Perkinsus trên nghêu.
3 Tôm sú: 41 cơ sở; tôm chân trắng: 13 cơ sở; tôm càng xanh: 13 cơ sở.
4 Tôm nước lợ sản xuất trong tỉnh chỉ đạt 01 tỷ post (đáp ứng khoảng 20% nhu cầu), tôm càng xanh 7,5 triệu con (đáp ứng 10% nhu cầu).
5 Các cơ sở thực hiện các quy định về quản lý giống chưa nghiêm.