Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về hành động phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 15/06/2018
Ngày có hiệu lực 15/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 06 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm Cà Mau đến năm 2025, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thống nhất hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về sự phát triển bền vững, tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao; xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp từ tỉnh đến cơ sở để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 vì sự phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Triển khai thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo sự thống nhất, điều hành tập trung của Ủy ban nhân dân các cấp. Tập trung xây dựng kế hoạch, các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực để thực hiện vì sự phát triển ngành tôm bền vững.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;

- Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi Đng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050;

- Quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU

1. Định hướng phát triển

Phát triển nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh (tôm chân trắng) ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ để sản xuất tạo khối lượng sản phẩm lớn. Phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm sú) quy mô lớn, trong vùng quy hoạch để tạo sản phẩm giá trị cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn; đa dạng hóa hình thức đầu tư và thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vào phát triển ngành tôm của tỉnh.

Đưa khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (tôm sinh thái, hữu cơ, có chứng nhận v.v..), giảm giá thành sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm, hướng tới không sử dụng hóa chất, kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới vào chế biến, bảo quản sản phẩm để nâng cao giá trị, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết để tạo vùng nguyên liệu lớn, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm tôm Cà Mau.

Chủ động sản xuất, kiểm soát chất lượng và tổ chức cung ứng đủ tôm giống đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất trong tỉnh. Chủ động phát triển công nghiệp phụ trợ, cung ứng vật tư, dịch vụ hậu cần để thúc đẩy ngành tôm trong tỉnh phát triển.

Phát triển sản xuất gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm tôm Cà Mau đa dạng, đặc sắc trên thị trường thế giới và trong nước.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đặc biệt là tôm sinh thái) với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.

2.2. Mục tiêu cthể

- Giai đoạn 2017-2020

Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm Cà Mau thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cơ cấu lại phương thức nuôi và tổ chức lại sản xuất; xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. Các chỉ tiêu cụ thể gồm:

Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ là 279.000 ha. Diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 15.000ha.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ