Quyết định 51/2017/QĐ-UBND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 51/2017/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/10/2017
Ngày có hiệu lực 15/10/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Cao Văn Trọng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2017/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 04 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2412/TTr-SNN ngày 21 tháng 9 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định mức hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

2. Đối tượng áp dụng

Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Các loại thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, giông, lốc xoáy và các loại thiên tai khác.

2. Dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng: Rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá; bệnh chồi cỏ mía, chổi rồng.

3. Dịch bệnh nguy hiểm đối với vật nuôi: Bệnh cúm gia cầm đối với gia cầm; bệnh lở mồm long móng đối với heo, trâu bò; bệnh tai xanh ở heo.

4. Dịch bệnh nguy hiểm đối với nuôi trồng thủy sản: Bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh đầu vàng đối với tôm sú, tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ, hội chứng Taura đối với tôm chân trắng; bệnh gan thận mủ ở cá da trơn như cá tra, basa, cá bông lau; Bệnh do perkinsus trên hàu cửa sông, nghêu (ngao); bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú, cá chẽm, cá bớp.

Điều 3. Điều kiện hỗ trợ

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

2. Phù hợp với quy hoạch sản xuất và lịch thời vụ trong chỉ đạo, định hướng sản xuất của tỉnh.

Điều 4. Mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ

1. Mức hỗ trợ theo Phụ lục kèm theo Quyết định này.

2. Hình thức hỗ trợ:

[...]