Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2019 về phát triển ngành tôm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 46/KH-UBND
Ngày ban hành 21/03/2019
Ngày có hiệu lực 21/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Anh Nhịn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 21 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025 TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.

Căn cứ Quyết định số 4430/QĐ-BNN-TCTS ngày 09/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm VN đến năm 2025.

Căn cứ Quyết định số 2798/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, về phê duyệt Chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng U Minh Thượng đến năm 2020; Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái trong nuôi tôm nước lợ. Sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng để cung cấp chủ yếu cho xuất khẩu.

- Tạo được những vùng sản xuất ổn định, hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất để khai thác hiệu quả tiềm năng trên toàn tỉnh.

- Từng bước tổ chức chuỗi liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất từ khâu sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào đến nuôi thương phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung xây dựng thương hiệu Tôm Kiên Giang trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Từng bước xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2018-2020

- Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm thông qua áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ.

+ Đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 127.850 ha (công nghiệp- bán công nghiệp 5.000 ha; tôm- lúa 94.400 ha; quảng canh cải tiến 28.450 ha).

+ Chuyển đổi diện tích nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) ở một số vùng quy hoạch nuôi chuyên tôm sang hình thức nuôi công nghiệp- bán công nghiệp (CN-BCN), diện tích nuôi tôm công nghiệp- bán công nghiệp đạt 5.000 ha (vùng Tứ giác Long Xuyên là 4.700 ha; vùng U Minh Thượng là 300 ha).

+ Sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 97.550 tấn (công nghiệp- bán công nghiệp 43.650 tấn; tôm - lúa 41.900 tấn; quảng canh cải tiến 12.000 tấn).

- Khai thác tốt và nhân rộng mô hình Điểm giao giống thủy sản tập trung vùng U Minh Thượng.

- Thực hiện Dự án Hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2.2. Giai đoạn 2021- 2025

Hình thành ngành công nghiệp tôm công nghệ cao và nuôi tôm - lúa và QCCT quy mô lớn, được tổ chức sản xuất hợp lý, có hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

- Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 129.450 ha; trong đó nuôi CN-BCN 10.000 ha, tôm- lúa 94.400 ha (trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 22.000 ha), QCCT 25.050 ha.

- Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 133.850 tấn; bao gồm: Tôm CN-BCN 81.400 tấn, tôm- lúa 42.300 tấn (sản lượng tôm càng xanh đạt 10.000 tấn), tôm QCCT 10.150 tấn.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là lợi thế về nuôi tôm sú và các lợi thế về thị trường, công nghệ chế biến, kinh nghiệm của người dân để phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển ngành tôm theo hướng công nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn và công nghệ phù hợp, thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao (tôm sinh thái, hữu cơ, đạt các chứng nhận ...) hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi, tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm.

- Phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị trên cơ sở tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác của nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, để tạo vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là trụ cột, là đầu tàu và động lực của toàn chuỗi giá trị.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ