Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1133/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/06/2021
Ngày có hiệu lực 15/06/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1133/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH TÔM TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm 2019);

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;

Căn cứ Công văn số 5858/BNN-TCTS ngày 26/8/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 329-CV/VPTU ngày 15/3/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 89/TTr-SNN ngày 30/3/2021; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1207/SKHĐT-TH ngày 20/5/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án), với những nội dung chủ yếu như sau (kèm theo Đề án, Báo cáo tổng hợp Đề án):

1. Quan điểm phát triển

- Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển ngành tôm trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đặc biệt là tôm hữu cơ, tôm sinh thái theo hướng hiệu quả và bền vững; xác định khoa học công nghệ là nền tảng của quá trình phát triển và khâu đột phá để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị ngành tôm.

- Phát triển ngành tôm theo hướng hợp tác liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, gắn với xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng các mô hình phù hợp với từng vùng sinh thái để nâng cao hiệu quả.

- Đảm bảo gắn kết, hài hoà với các ngành kinh tế khác. Huy động đầu tư phát triển ngành tôm từ nhiều thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp có vai trò chủ đạo để kết nối các vùng nuôi tôm trong tỉnh.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Tổ chức mô hình sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm tôm Cà Mau, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế của tỉnh và cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025: Tổng diện tích nuôi tôm 280.000 ha (trong đó tôm càng xanh 20.000 ha); tổng sản lượng đạt 280.000 tấn (trong đó tôm càng xanh 8.000 tấn); sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng đáp ứng trên 70%, thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu nuôi của tỉnh và các loại vật tư khác đáp ứng 30%; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.

- Đến năm 2030: Tổng diện tích nuôi tôm ổn định 280.000 ha (trong đó tôm càng xanh 20.000 ha); tổng sản lượng đạt 350.000 tấn (trong đó tôm càng xanh 10.000 tấn); sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng đáp ứng trên 80%, thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu nuôi của tỉnh và các loại vật tư khác đáp ứng 40%; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD.

3. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu

3.1. Sản xuất, cung ứng tôm giống

Tập trung thực hiện tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất giống tập trung, ứng dụng các quy trình công nghệ tiên tiến trong nuôi dưỡng tôm bố mẹ và sản xuất giống để tạo nguồn tôm giống chất lượng cao, kháng bệnh. Hình thành trung tâm giao dịch thương mại giống tôm phục vụ sản xuất.

Phấn đấu đến năm 2025, sản xuất tôm giống trong tỉnh đạt 29,5 tỷ con (trong đó tôm chân trắng 10 tỷ con, tôm sú 19,5 tỷ con) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi; đến năm 2030, sản xuất tôm giống đạt 35,5 tỷ con (trong đó tôm chân trắng 18 tỷ con, tôm sú 17,5 tỷ con) đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nuôi.

3.2. Nuôi tôm thương phẩm

3.2.1. Nuôi tôm siêu thâm canh

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ