Kế hoạch 3805/KH-UBND năm 2017 về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 3805/KH-UBND
Ngày ban hành 29/08/2017
Ngày có hiệu lực 29/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hà Kế San
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3805/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 29 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015

Thực hiện Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu chung là cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tạo sự chuyn biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đặt ra các mục tiêu cụ thể cho cả giai đoạn; Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo đcải thiện điều kiện sống của người nghèo; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đng bộ theo tiêu chí nông thôn mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã quán triệt, triển khai Nghị quyết số 80-NQ/CP, Quyết định số 1489/QĐ-TTg tới các cấp, các ngành; kiện toàn Ban Chỉ đạo, ban hành Quy chế làm việc, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo chung của tỉnh và Chương trình giảm nghèo nhanh và bn vững huyện Tân Sơn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Mục tiêu chương trình đặt ra, phn đu đến năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh (theo chuẩn cũ) từ 20,34% năm 2011 xuống còn dưới 10% hết năm 2015, bình quân giảm từ 2 - 2,5%/năm; Riêng huyện nghèo Tân Sơn giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% (năm 2015).

Giai đoạn 2011-2015, với sự quan tâm, hỗ trợ từ Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực vươn lên của người nghèo, vùng nghèo; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách và nguồn lực về phát triển hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đời sống, hỗ trợ giáo dục và đào tạo, tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Kinh tế tiếp tục phát triển; đời sống văn hóa - xã hội được nâng cao; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 7,89% hết năm 2015 (vượt mục tiêu, về đích trước 01 năm); huyện nghèo Tân Sơn giảm còn 19,81% (năm 2015).

Tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 là 1.196,381 tỷ đồng (trong đó, ngân sách Trung ương 815.448 triệu đồng, còn lại là ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp). Hầu hết các chính sách, dự án của chương trình thực hiện đạt và vượt mục tiêu:

- Thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, thông tin truyền thông đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

- 100% số người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (mỗi năm cấp 155 nghìn thẻ). Người nghèo được cấp, sử dụng thẻ BHYT ngay từ đầu năm, được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao.

- 100% con em hộ nghèo được hỗ trợ miễn giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định;

- Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: đảm bảo hầu hết người nghèo có nhu cầu được vay vốn với mức vay đáp ứng chu kỳ phát triển sản xuất. Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện đúng quy trình và thủ tục cho vay, thu hồi vốn, phù hợp với đối tượng là người nghèo (giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi là 1.381 tỷ đồng).

- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở (theo Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ): Đã hoàn thành xoá nhà tạm cho 13.080 hộ, đạt mục tiêu của tỉnh đặt ra.

Các hoạt động khác như truyền thông nâng cao nhận thức, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, quản lý giám sát chương trình được triển khai thường xuyên, hiệu quả.

Sau 5 năm (2011-2015) thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả tích cực, hoàn thành tốt việc xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sng của nhân dân, đưa Phú Thọ cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo. Điều kiện sng của người nghèo đã được cải thiện rõ rệt, một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng: nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, tăng thu nhập;

- Chương trình mục tiêu giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thu hút sự hưởng ứng, chia sẻ và ủng hộ tích cực của cộng đồng trong và ngoài tỉnh, kể cả quốc tế đã tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các tầng lớp dân cư và của chính người nghèo, hộ nghèo.

2. Khó khăn, hạn chế

- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện hạn hẹp; khả năng huy động nguồn vốn xã hội hoá khó khăn. Việc lồng ghép các các nguồn lực tuy đạt khá, nhưng vẫn còn phân tán; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên vẫn còn; hiệu quả việc tổ chức tự quản lý, khai thác sử dụng các công trình sau đầu tư của cộng đồng còn hạn chế.

- Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo tiến độ thực hiện theo quy định chưa nghiêm, nội dung báo cáo chưa đầy đủ; Công tác giám sát, đánh giá, nhân rộng mô hình giảm nghèo chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả còn thấp.

- Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn ở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, nghèo mới, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp.

- Các chính sách giảm nghèo chậm được hướng dẫn hoặc sửa đổi cho phù hợp, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo tại một số địa phương còn lúng túng, vẫn còn tình trạng nể nang, chưa làm tốt công tác tuyên truyền và chưa kiên quyết trong công tác điều tra, rà soát và bình xét hộ nghèo dẫn đến tình trạng còn sai, sót hộ nghèo; việc quản lý số liệu hộ nghèo tại một số xã chưa thật chặt chẽ.

3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Phú Thọ là tnh miền núi nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, trình độ dân trí không đều, nguồn lực đầu tư hạn hẹp do đó khó khăn trong việc cân đối thêm vốn từ ngân sách tỉnh để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Mặt khác các xã, thôn bản ĐBKK, vùng miền núi có địa hình phức tạp, thời tiết diễn biến khó lường, vì vậy suất đầu tư cao, mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước tuy có tăng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức ở một số địa phương chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, người thuộc hộ nghèo vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cá biệt còn có địa phương, cơ sở không muốn thoát nghèo, làm hạn chế hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

- Trình độ, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư còn yếu, nhất là các xã ĐBKK; phần lớn các Ban quản lý dự án là kiêm nhiệm nên trách nhiệm chưa cao, nghiệp vụ chưa sâu; thường giao phó cho các đơn vị tư vấn, cơ quan thẩm tra và tư vấn giám sát.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ