Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2022 về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 377/KH-UBND
Ngày ban hành 07/11/2022
Ngày có hiệu lực 07/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Phạm Thiện Nghĩa
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 377/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Để đảm bảo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được gắn kết chặt chẽ theo mục tiêu, quan điểm, định hướng tái cơ cấu kinh tế của quốc gia; tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cùng ra sức phối hợp thực hiện, nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Quốc hội, Nghị quyết Chính phủ đã đề ra cho cả nước và trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Cụ thể hoá các nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 54/NQ-CP của Chính phủ thuộc lĩnh vực, phạm vi từng cấp, để tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện hiệu quả.

2. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 54/NQ-CP, hướng dẫn các bộ, ngành Trung ương; phù hợp với chức năng, thẩm quyền và điều kiện thực tế của địa phương.

Việc tổ chức triển khai thực hiện phải bảo đảm sự thống nhất, điều hành tập trung của Ủy ban nhân dân các cấp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức chính trị - xã hội và có sự giám sát, đánh giá định kỳ để rút kinh nghiệm.

II. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; phát triển được nhiều sản phẩm chủ lực của Tỉnh dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao có khả năng cạnh tranh quốc gia, quốc tế và chuyển biến thực chất, rõ nét về chất lượng tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của kinh tế.

2. Chỉ tiêu đến năm 2025

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ 7%/năm trở lên; Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào GRDP từ 35% trở lên; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP đạt 26%; Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 7%/năm; Tỷ trọng của khu vực khu vực doanh nghiệp đóng góp trong GRDP đạt 26% - 27%; có thêm 35 hợp tác xã thành lập mới; Giải quyết việc làm cho lao động hằng năm cho ít nhất 30.000 lao động; Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hằng năm ít nhất 1.500 lao động.

- Đến năm 2025: toàn tỉnh có 5.300 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động và có ít nhất 3.000 doanh nghiệp thành lập mới; Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn so với tổng dư nợ chiếm dưới 3%; Tỷ lệ giảm tối thiểu số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015 từ 20% trở lên; Tỷ lệ giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 đạt 10%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 79%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 57%; Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 42%; Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 100%; Tỷ lệ diện tích vùng trồng tập trung được cấp mã số theo quy định đạt 100%.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập

1.1. Cơ cấu lại đầu tư công

- Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân để tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân. Chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư công, tăng tỷ trọng vốn đầu tư tư. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 05 năm đạt khoảng 26% so với GRDP.

- Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và các dự án thuộc phạm vi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; bố trí vốn đầu tư công tập trung ưu tiên cho các dự án lớn đầu tư hạ tầng phục vụ kết nối vùng, liên vùng, có sức lan tỏa, đột phá, thu hút nguồn lực xã hội trên cơ sở vận dụng sáng tạo hình thức đối tác công - tư (PPP), tạo động lực phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là các dự án hạ tầng giao thông, đô thị và hạ tầng kinh tế số…

- Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; kiên quyết loại bỏ những dự án kéo dài chưa hiệu quả; kiểm soát các dự án khởi công mới, bảo đảm từng dự án khởi công mới phải có giải trình cụ thể về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định pháp luật; chỉ quyết định đầu tư sau khi đã được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của từng cấp ngân sách.

- Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công hàng năm phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân đạt 100%; theo dõi, giám sát, đánh giá, thanh kiểm tra, làm rõ trách nhiệm, kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân chậm trễ việc thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

- Tăng cường phân cấp, phân quyền nhưng phải bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm tính tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện dự án đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô dự án; lựa chọn những hạng mục thực sự thiết yếu tránh trùng lặp hạng mục, chồng lấn giữa các dự án và đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn triển khai thực hiện theo đúng quy định.

- Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước trong quá trình đầu tư công.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương thực hiện.

1.2. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước

- Quản lý thu, chi ngân sách theo đúng quy định, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước so với dự toán giao hàng năm; điều hành chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán giao. Tăng tính chủ động của ngân sách địa phương trong thực hiện các dự án trọng tâm của Tỉnh; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên phù hợp theo định hướng của trung ương; cân đối ngân sách đảm bảo hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển. Tăng cường công tác kiểm soát chi, đảm bảo chi đúng, đủ, có hiệu quả; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên ngân sách đã được giao trong dự toán, nhưng chưa thực hiện phân bổ theo quy định.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ