Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 161/KH-UBND năm 2022 triển khai Nghị quyết 54/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 161/KH-UBND
Ngày ban hành 23/08/2022
Ngày có hiệu lực 23/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/KH-UBND

Cà Mau, ngày 23 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54/NQ-CP NGÀY 12/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 54/NQ-CP của Chính phủ; hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực, giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển sản phẩm dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Đề cao trách nhiệm và đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, có hiệu quả giữa các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức, triển khai thực hiện, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh.

2. Yêu cầu

Kế hoạch phải đảm bảo phù hợp và gắn kết chặt chẽ với những chủ trương, định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ.

Căn cứ vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết của Chính phủ và Kế hoạch này, các cấp các ngành tổ chức triển khai thực hiện một cách quyết liệt, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương, đơn vị và có sự kết hợp chặt chẽ; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn; đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; chú trọng phát triển kinh tế biển, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa; đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại; xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh, bền vững.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 bình quân tăng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng (tương đương 3.320 USD); cơ cấu kinh tế: ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 28,7%; công nghiệp, xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 32,5%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,8%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% trở lên, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ 27% trở lên.

- Tỷ lệ lao động khu vực ngư, nông, lâm nghiệp giảm còn 35% - 40% (tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020).

- Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng; trong đó, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đạt 46% GRDP.

- Chỉ số PCI của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025 tăng 5 -10 hạng. Cải thiện tích cực các Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư về giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến các đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, tranh chấp thương mại và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp luôn đạt tỷ lệ trên 90%.

- Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm đạt 25.900 tỷ đồng.

- Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 chiếm từ 30 - 32% GRDP.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 06 tỷ USD.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 31%.

- Chi cho đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lớn hơn 0,8% GRDP; phấn đấu có 60% trở lên các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước...

- Giai đoạn 2021 - 2025, thu hút trên 200 dự án đầu tư ngoài ngân sách (tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm), lũy kế đến năm 2025, có trên 500 dự án đầu tư ngoài ngân sách; thành lập mới trên 2.000 doanh nghiệp (tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9%/năm), lũy kế đến năm 2025, có trên trên 6.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Công nhận ít nhất 05 sản phẩm OCOP đạt 5 sao và ít nhất 120 sản phẩm đạt 3 - 4 sao.

- Phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP. Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 10%.

- Đến năm 2025, có khoảng 300 hợp tác xã (60% - 70% hợp tác xã hoạt động có hiệu quả); 30% - 40%/tổng số hợp tác xã (HTX) ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; 15 - 20% số hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; mỗi huyện, thành phố xây dựng và hoàn thiện ít nhất 01 mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến để nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 6,5 - 7,0%/năm.

[...]