Kế hoạch 372/KH-UBND năm 2017 về hành động thực hiện Chiến lược Hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 372/KH-UBND
Ngày ban hành 28/09/2017
Ngày có hiệu lực 28/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 372/KH-UBND

Hà Giang, ngày 28 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Chiến lược Hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Chiến lược).

Để tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược, UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra trong Chiến lược Hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh.

- Đổi mới duy trong tham gia các hoạt động hội nhập, liên kết hội nhập quốc tế theo hướng “chủ động tham gia, tích cực đề xuất và đóng góp”. Thúc đẩy liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương, bn vững, nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương.

- Đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế. Huy động mọi nguồn lực đthực hiện thành công 3 đột phá chiến lược: Cải cách thể chế; phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.

- Đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý cho phát triển doanh nghiệp và sản phẩm; thu hút Đầu tư, nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2. Yêu cầu

- Xác định nội dung công việc, trách nhiệm của các cấp, các ngành; đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ ngành Trung ương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Hội nhập quc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Triển khai hiệu quả các hoạt động hội nhập, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030. Các nhiệm vụ phải được phân kỳ thực hiện rõ ràng, có thời hạn hoàn thành cụ thể. Thường xuyên theo dõi, báo cáo, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Để đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong Chiến lược, các sở, ban, ngành và đoàn thể, thành phố và các huyện, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, trong thời gian tới cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như sau:

1. Thông tin, tuyên truyền và phổ biến quán triệt Chiến lược

- Tổ chức triển khai, phổ biến, quán triệt sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác hội nhập quốc tế và nội dung Chiến lược của UBND tỉnh, Kế hoạch hành động, các chương trình và kế hoạch liên quan đến công tác hội nhập quốc tế của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành...; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Tuyên truyền rộng rãi chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” đến các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp; đa dạng hóa các hình thức, nội dung và kênh thông tin truyền thông phù hợp, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nắm bắt đến đối ợng thụ hưởng. Ưu tiên và chú trọng thông tin tới các đối tượng là cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập quốc tế của tỉnh.

- Tuyên truyền về các hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Hà Giang, tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực của tỉnh; tuyên truyền, cập nhật thông tin về các hoạt động sự kiện liên quan đến quan hệ ngoại giao, hợp tác đầu tư, văn hóa, du lịch... giữa Hà Giang với các địa phương nước láng giềng Trung Quốc và các địa phương khác trong khu vực và trên thế giới.

2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập

- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác hội nhập do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và công tác chuyên môn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hội nhập quốc tế tại các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố;

- Đến năm 2020, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ xây dựng đề án cử cán bộ thuộc một số ngành, lĩnh vực chủ chốt của địa phương tham gia đào tạo chuyên sâu tại một số nước đối tác nước ngoài mà Việt Nam có quan hệ;

- Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng và tay nghề cho lực lượng lao động của tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại kỹ năng thi hành công vụ theo chức danh cho công chức, viên chức, hình thành đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và hiện đại.

- Bồi dưỡng, tập huấn và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân chủ động, tích cực tham gia, thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết.

3. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành thúc đẩy hội nhập quốc tế

- Xây dựng các chương trình, đề án mở rộng quan hệ đối tác với các địa phương nước ngoài, với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm khai thác tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển; xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp hội nhập quốc tế của mình trên 3 trụ cột: kinh tế; chính trị, an ninh-quốc phòng; văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực khác.

- Xây dựng cơ chế họp định kvới Cục Ngoại vụ, các Vụ khu vực của Bộ Ngoại giao nhằm trao đổi thông tin, tham vấn, hỗ trợ kết nối triển khai các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài.

[...]