Kế hoạch 371/KH-SGDĐT về phát động phong trào thi đua yêu nước ngành giáo dục và đào tạo thành phố năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 371/KH-SGDĐT |
Ngày ban hành | 14/02/2022 |
Ngày có hiệu lực | 14/02/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Văn Hiếu |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 371/KH-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2022 |
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NĂM 2022
Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2022;
Sở Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ, công viên chức, người lao động toàn ngành với các nội dung như sau:
1. Mục đích:
- Động viên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành chủ động, sáng tạo, quyết tâm thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, xây dựng trường học hạnh phúc; xây dựng đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp góp phần thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển Giáo dục và Đào tạo.
- Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng các mô hình mới có hiệu quả, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt tạo sự lan tỏa trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo. Quan tâm phát động phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề với nội dung và hình thức chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố giao trong năm 2022.
2. Yêu cầu:
- Gắn kết chặt chẽ kết quả thực hiện phong trào thi đua với công tác khen thưởng; khen thưởng phải trên cơ sở kết quả, thành tích thi đua; thực hiện đúng quy trình, nâng cao chất lượng khen thưởng, bảo đảm khen thưởng kịp thời, thực chất, chính xác, dân chủ, công khai.
- Phong trào thi đua phải được phát động sâu rộng, thu hút cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia, tạo ra động lực mới vượt qua khó khăn, thách thức phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2022.
II. NỘI DUNG THI ĐUA VÀ THỜI GIAN PHÁT ĐỘNG:
1. Nội dung:
Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển 5 năm (2021 - 2025). Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển năm 2022 và những năm tiếp theo, với tinh thần “Đổi mới - sáng tạo, thi đua xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, hiện đại”; đồng thời, thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm, chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đề ra và chủ đề năm 2022 của Thành phố: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”. Phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong phong trào thi đua năm qua; để tạo không khí thi đua sôi nổi, nêu cao tinh thần chủ động, phát huy sáng kiến, cải tiến đối với cán bộ quản lý, công viên chức, người lao động toàn ngành, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2022, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai phong trào thi đua với nội dung tiêu chí thi đua phù hợp tình hình thực tế của đơn vị. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động như: phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cán bộ, công chức, viên chức người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở”, phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19,...
- Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển nhiệm vụ chính trị của Ngành theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19”. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua gắn với triển khai, tăng tốc, quyết liệt, thực hiện hiệu quả các Chương trình đột phá phát triển Thành phố theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, Các phong trào thi đua cần xây dựng các nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, huy động được sự tham gia đông đảo và sự hưởng ứng tích cực của toàn ngành.
- Tập trung triển khai Đề án Phong trào thi đua sáng tạo và các Giải thưởng sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030; Kế hoạch tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố Lần thứ 5 - Năm 2022; phong trào thi đua thực hiện chủ đề năm của Thành phố gắn với các phong trào thi đua xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền tại Thành phố; phong trào thi đua thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;
- Chú trọng tổ chức phát động phong trào thi đua đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02 tháng 09 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; thực hiện tốt các giải pháp, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên phát triển công nghệ số trong đổi mới sáng tạo, trong lĩnh vực cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) nhằm nâng cao hiệu quả, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, thuận tiện, thân thiện, hiện đại, gắn với thực hiện có hiệu quả cơ chế Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội và các Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước, phát triển Thành phố, tạo nguồn lực đột phá để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2022. Phát hiện, tuyên truyền nhân rộng các gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, các mô hình, giải pháp sáng tạo, nhằm tạo sự lan tỏa rộng lớn trong phong trào thi đua của toàn Ngành.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng; nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức phát động phong trào thi đua để phong trào thi đua luôn đổi mới, sáng tạo, thực chất và mang lại hiệu quả thiết thực. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng; bảo đảm khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương; chú trọng khen thưởng cho cơ sở, các tập thể nhỏ, cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động có nhiều sáng tạo trong công tác.
- Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cụm, khối thi đua, bảo đảm các hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và sinh hoạt chuyên đề thích ứng với tình hình dịch COVID-19 nhằm chia sẻ kinh nghiệm, mô hình, giải pháp sáng tạo, cách làm hay, tạo sự lan tỏa rộng lớn trong phong trào thi đua của toàn Ngành.
- Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, triển khai đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở 8 ngành (Công nghệ thông tin - truyền thông; Cơ khí - tự động hóa; Trí tuệ nhân tạo; Quản trị doanh nghiệp; Tài chính - ngân hàng; Y tế; Du lịch; Quản lý đô thị) giai đoạn 2020 - 2035 và đề án Đại học chia sẻ. Triển khai đề án giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020 - 2030.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh công tác truyền thông về thực hiện nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chuẩn bị cho kỳ thi Lớp 10 và Trung học phổ thông năm 2022. Thực hiện quy hoạch hợp lý mạng lưới trường lớp; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục; đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức thực hiện lớp học linh hoạt, lớp ghép. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm; xây dựng, phát triển thư viện trường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
- Quán triệt đầy đủ nội dung phương hướng, nhiệm vụ của năm học, quyết tâm thực hiện đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục; đổi mới căn bản và toàn diện về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; coi trọng quản lý chất lượng giáo dục; chú trọng tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tư vấn, trải nghiệm sáng tạo, rèn kỹ năng sống, năng lực giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống của học sinh, sinh viên; có các hoạt động thiết thực hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; đảm bảo an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và an ninh trật tự; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, cháy nổ, thảm họa, thiên tai, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh...; thường xuyên giáo dục lòng yêu nước, đạo đức lối sống các giá trị văn hóa, hướng học sinh, sinh viên đến Chân - Thiện - Mỹ tích cực tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp học và cá nhân.
- Phát triển doanh nghiệp giáo dục, bảo đảm môi trường đầu tư, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục thông qua các phần mềm, hệ thống; nhân rộng “mô hình trường học tiên tiến hiện đại”, vận dụng có hiệu quả những thành tố tích cực của các mô hình dạy học tiên tiến trên thế giới; tổ chức giáo dục hướng nghiệp, phân luồng có hiệu quả. Đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống xã hội. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đẩy nhanh quá trình xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
2. Phát động các đợt thi đua:
Phong trào thi đua năm 2022 được chia thành 02 đợt:
+ Đợt thứ nhất từ đầu năm đến hết tháng 05 năm 2022: Thi đua lập thành tích chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022), 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, kết thúc năm học bình xét thi đua, giới thiệu các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Khối và đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc.