Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 37/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2014
Ngày có hiệu lực 13/05/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Cửu
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 13 tháng 05 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020” TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”;

Căn cứ Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy Hòa Bình “thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 10/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về “Xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020 tỉnh Hoà Bình”;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỀM CHỈ ĐẠO

1. Việc xây dựng và triển khai Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời (HTSĐ) trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến 2020” theo quan điểm, mục tiêu đã được phê duyệt trong Đề án xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 10/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình.

2. Học tập suốt đời (HTSĐ) và xây dựng XHHT là 2 nhân tố tác động lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau; phong trào HTSĐ cốt lõi của XHHT.

3. Xây dựng XHHT nói chung và đẩy mạnh phong trào HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền và sự tham gia của các Sở, ban, ngành, các tổ chức, các lực lượng trong xã hội, trong đó Hội Khuyến học giữ vai trò nòng cốt theo Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị.

4. Gắn phong trào HTSĐ trong gia đình, dòng họ và cộng đồng với nhiệm vụ phát triển bền vững của địa phương về kinh tế, văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường, với các phong trào khác ở địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, ‘‘Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020:

- 100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến học tỉnh được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng;

- 60% trở lên gia đình được công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, 40% trở lên dòng họ được công nhân Danh hiệu “Dòng họ học tập”, 50% trở lên cộng đồng (thôn, xóm, bản, tổ dân phố) được công nhận Danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các tỷ lệ tương đương giảm 10% so với các yêu cầu chung;

- 50% trở lên các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt Danh hiệu “Đơn vị học tập”.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” phù hợp với đặc thù các địa bàn của tỉnh:

- Nghiên cứu thực tế, đề xuất các mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng phù hợp với các địa bàn.

- Triển khai thí điểm các mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở các địa bàn khác nhau.

+ Cấp tỉnh: xây dựng thí điểm ở 02 huyện Cao Phong và Mai Châu.

+ Các huyện, thành phố: xây dựng thí điểm ở 01 xã và 01 phường.

- Tổ chức các cuộc khảo sát đánh giá việc thí điểm và hoàn thiện các mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng để triển khai thực hiện.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng:

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về XHHT, về mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ và cộng đồng cho cán bộ chủ chốt của Hội khuyến học các cấp.

[...]