Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 189/KH-UBND
Ngày ban hành 03/02/2015
Ngày có hiệu lực 03/02/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Thị Kim Đơn
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/KH-UBND

Kon Tum, ngày 03 tháng 02 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng, họ, cộng đồng đến năm 2020”;

Thực hiện Công văn số 2750/BCĐQG-XHHT ngày 28/5/2014 của Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập V/v triển khai Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa từng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 theo Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Yêu cầu

- Xây dựng xã hội học tập nói chung và đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền và sự tham gia của các sở, ban, ngành, các tổ chức, các lực lượng trong xã hội, trong đó Hội Khuyến học các cấp làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị.

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc trong các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp; đồng thời tuyên truyền, phổ biến trong xã hội để mọi người hiểu rõ nội dung Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đồng thời lồng ghép với các kế hoạch, đề án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Năm 2015

Xây dựng thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tại thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi; trong đó mỗi huyện, thành phố có: 02 đơn vị (cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp) và 01 xã điểm với 02 cộng đồng (thôn, làng, tổ dân phố và tương đương), 01 dòng họ, 20 gia đình xây dựng thí điểm mô hình.

2.2. Giai đoạn 2016-2020

- 100% cán bộ, hội viên của hội khuyến học các cấp được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng;

- 60% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”. 40% dòng họ được công nhận danh hiệu “Dòng họ học tập”, 50% cộng đồng được công nhận danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, các tỉ lệ này tương ứng là 50%, 30% và 40 %.

- 50% đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” phù hợp với đặc thù các địa bàn của tỉnh

1.1. Nghiên cứu thực tế, đề xuất các mô hình học tập suốt đời (HTSĐ) trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị phù hợp với các địa bàn; tổ chức tập huấn triển khai thí điểm các mô hình.

1.2. Triển khai thí điểm các mô hình HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị ở các địa bàn khác nhau (thành phố, nông thôn, vùng DTTS).

1.3. Tổ  chức các cuộc hội thảo, khảo sát, đánh giá việc thí điểm và hoàn thiện các mô hình, đúc rút kinh nghiệm. Tổ chức biên soạn và in ấn tài liệu hướng dẫn tuyên truyền và nhân rộng các mô hình HTSĐ.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập (XHHT), về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

[...]