Kế hoạch 3681/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030” tỉnh Lai Châu

Số hiệu 3681/KH-UBND
Ngày ban hành 27/09/2023
Ngày có hiệu lực 27/09/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Tống Thanh Hải
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3681/KH-UBND

Lai Châu, ngày 27 tháng 9 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CAN THIỆP GIẢM TỬ VONG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐẾN NĂM 2030” TỈNH LAI CHÂU

Thực hiện Quyết định số 1493/QĐ-TTg, ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030”. Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 156/TTr-SYT ngày 21/8/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Can thiệp giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030” tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện các can thiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và cứu sống trẻ em. Đồng thời tăng cường năng lực hệ thống y tế, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em có chất lượng; thúc đẩy các can thiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực về tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em có chất lượng.

- Tăng cường năng lực hệ thống y tế, nâng cao khả năng tiếp cận trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em bao gồm cả dự phòng và điều trị, ưu tiên những vùng đặc biệt khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành và thực thi các chính sách nhằm tạo môi trường xã hội thuận lợi và tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, thúc đẩy thực hành đúng về các can thiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và cứu sống trẻ em của gia đình và cộng đồng.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu

STT

Chỉ tiêu

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh xuống

<6‰

<5,8‰

2

Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống

<24,5‰

<23‰

3

Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống

<32‰

<30‰

4

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ đạt

70%

75%

5

Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500 gram xuống

<5%

<4,5%

6

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm đạt

70%

75%

7

Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt

95%

95%

8

Tỷ lệ trẻ từ 0-59 tháng tuổi viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh đạt

90%

95%

9

Giảm tỷ suất tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ dưới 5 tuổi xuống

10/100.000

8/100.000

10

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

60%

65%

11

Bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm

70%

75%

12

Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Tăng 15% so với năm 2020

Tăng 25% so với năm 2020

13

Tỷ lệ tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng

Tăng 15% so với năm 2020

Tăng 20% so với năm 2020

14

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em

65%

75%

15

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhận biết được các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em và biết cách bù nước, điện giải bằng đường uống

65%

75%

16

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ có kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dưới 5 tuổi

65%

75%

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CAN THIỆP

1. Phạm vi can thiệp

Chương trình được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện theo lộ trình, phù hợp với các chiến lược, chính sách đã ban hành nhằm cải thiện sức khỏe, giảm tử vong trẻ em <5 tuổi; ưu tiên tập trung vào khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Áp dụng các gói can thiệp và các thực hành theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nội dung cụ thể của các can thiệp bao gồm:

- Chăm sóc phụ nữ khi mang thai, tại cuộc đẻ và sau đẻ.

- Chăm sóc sơ sinh: Thực hiện đúng các quy trình chuyên môn đã được Bộ Y tế ban hành.

- Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi: Xử trí hiệu quả các bệnh lý nhiễm khuẩn, phòng chống tai nạn thương tích, khống chế bệnh dịch mới nổi và các bệnh liên quan đến tiêm chủng mới xuất hiện trở lại.

2. Đối tượng

- Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ em từ 0 - 5 tuổi.

- Đối tượng tham gia trong quá trình can thiệp: Cha mẹ và người chăm sóc trẻ, nhân viên y tế, giáo viên.

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe trẻ em; bảo đảm đáp ứng ở mức cao nhất quyền được sống, được tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã; giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội trong triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.

- Huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, địa phương và cộng đồng dân cư để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch; đưa chỉ tiêu giảm tử vong trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lồng ghép can thiệp giảm tử vong trẻ em vào các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; phòng chống tai nạn, thương tích.

- Triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường nhân lực cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở tuyến cơ sở, bao gồm cả chính sách thu hút nhân viên y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em về làm việc tại các vùng khó khăn, vùng có tỷ suất tử vong trẻ em cao.

[...]